Xin chào các em! Trong bài viết ngày hôm nay, Soanvan.me sẽ tiếp tục hướng dẫn các em soạn văn bản: Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ được biên soạn trong chương trình Ngữ Văn 11 Tập 2, mời các em cùng theo dõi nhé!
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Tiếng hò có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ là bởi:
- Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa yên tĩnh, sâu lắng, gợi lên cảm giác buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ và tâm trạng của người tù.
- Tiếng hò đồng cảm với nỗi nhớ quê hương của tác giả, nó gợi dậy tất cả những gì của thế giới bên ngoài. Đó là âm thanh của cuộc sống bên ngoài đến được với nhà tù, âm thanh tiêu biểu của xứ Huế, gợi nỗi nhớ quê hương da diết.
Câu 2:
* Những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ "đâu".
* Tác dụng của những điệp khúc:
- Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn từ sâu thẳm đáy lòng của nhà thơ
- Điệp từ "đâu" được lặp lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ. Nó giúp khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về những gì đã gắn bó máu thịt với mình
=> Trong cảnh tù ngục tối tăm, nhà thơ chỉ có thể nghe và cảm nhận những gì thân thuộc nhất bằng tâm hồn nhạy cảm của mình.
Câu 3:
Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu:
* Hình ảnh, từ ngữ:
- Hình ảnh thiên nhiên: cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều nương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen.
- Hình ảnh con người: Những lưng còng xuống luống cày; Những bàn tay vãi giống; Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc.
* Giọng điệu: da diết, giục gọi vừa gợi nỗi nhớ thương vừa gợi nỗi buồn sâu xa thấm thía.
Câu 4:
Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu:
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
...
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Hai hình ảnh đối lập: hình ảnh của nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng được tái hiện trong ký ức và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng.
- Trước khi gặp lí tưởng cách mạng: băn khoăn, tha thiết đi tìm lẽ sống
- Sau khi gặp lí tưởng cách mạng: say mê, sung sướng, nhẹ nhàng như được nâng cánh.
Câu 5:
Sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ:
Từ tiếng hò -> đồng quê -> đồng bào -> nhớ chính mình -> từ quá khứ -> hiện tại -> say mê lí tưởng -> khát khao tự do.
=> Bài thơ không chỉ dừng lại ở nỗi thương nhớ đồng quê mà còn là thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào, tâm hồn khao khát tự do và cảm thấy bất bình trước thực tại bị giam cầm, tù đày.