Xin chào các em! Và tiếp tục, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Tương tư. Đây là một bài thơ rất hay và nổi tiếng của tác giả Nguyễn Bính, được biên soạn trong chương trình Ngữ Văn 11 Tập 2. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ:
* Nỗi nhớ mong: nỗi nhớ nhung da diết đã trở thành bệnh tương tư: thành ngữ "chín nhớ mười mong" chỉ sự nhớ nhung rất nhiều.
* Những lời kể lể, trách móc: để bộc lộ nỗi tương tư của chàng trai, những câu hỏi tu từ xoáy vào lòng người nghe: Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? - Có xa xôi mấy mà tình xa xôi? -> Âm điệu câu hỏi biến thành lời than.
- Điệp từ phiếm chỉ "ai" tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng, đây là một trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được -> vừa có ý trách móc, vừa ngẩn ngơ chờ đợi.
- Trách vì yêu: do chàng trai quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra ngờ vực, hờn trách. -> đây cũng là một kiểu bày tỏ tình cảm.
=> Nỗi nhớ da diết của chàng trai trải dài tới tận cuối cùng của bài thơ nhưng tình cảm đó vẫn chưa được đền đáp.
Câu 2:
Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von ở bài này có những điểm đáng lưu ý:
- Cách bày tỏ tình yêu kín đáo, ý nhị và có ý chân thành, mộc mạc của một chàng trai thôn quê.
- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, tha thiết, chân thành.
- Những hình ảnh so sánh, ví von, sử dụng ngôn từ chân quê đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài, thôn Đông, bến, đò, hoa, bướm, trầu - cau.
Câu 3:
Hoài Thanh cho rằng, trong thơ Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước", nhận xét đó hoàn toàn đúng với bài thơ Tương tư. Điều đó được thể hiện ở cách biểu hiện cảm xúc, cách sử dụng ngôn ngữ, chất liệu đậm màu sắc dân gian, giàu chất chân quê. Nó được thể hiện ở những câu thơ bình dị nhất nhưng vẫn có sức lôi cuốn.