Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Lẽ ghét thương. Đây là một trích đoạn của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu và được biên soạn trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1. Mời các em cùng theo dõi nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1882 - 1888), ông là một người rất tài năng, nhưng do những năm 50 ông bị mù nên đã về quê dạy học ở Gia Định.

2. Tác phẩm

* Hoàn cảnh sáng tác: Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.

* Thể loại: Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại truyện thơ Nôm bác học nhưng mang nhiều tính dân gian.

3. Đoạn trích Lẽ ghét thương

Đoạn trích Lẽ ghét thương là đoạn thơ trích từ câu 473 đến câu 504 của Truyện Lục Vân Tiên, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Từ Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Điểm chung giữa những đời vua mà ông Quán ghét và những con người mà ông Quán thương:

* Những đời vua mà ông Quán ghét: đời Kiệt, đời Trụ, U, Lệ, đời Ngũ bá thời Xuân Thu, đời thúc quý.

-> Điểm chung: tất cả các triều đại mà ông Quán ghét đều có 1 điểm chung là sự suy tàn. Những người đứng đầu thì say đắm trong tửu sắc, không chăm lo đến việc nước và đời sống của nhân dân.

=> Phê phán các triều đại suy tàn. Có thể nói, Nguyễn Đình Chiểu đã đứng trên lập trường của nhân dân, đó là cơ sở của sự ghét, ghét sâu sắc và cay nghiệt đến tột cùng cảm xúc.

* Những con người mà ông Quán thương: đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đồng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc.

-> Điểm chung: tất cả những con người mà ông Quán thương đều có điểm chung là những con người có tài, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng không đạt được sở nguyện của mình. Hơn nữa, những con người này đều có những nét đồng cảnh với Nguyễn Đình Chiểu, bởi thế, tình thương ở đây chính là niềm cảm thông sâu sắc từ tấm lòng của nhà thơ.

=> Nguyễn Đình Chiểu, ông đã xuất phát từ chính cuộc đời, từ chính sự an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những tài năng bị các triều đại vua chúa vùi dập.

Câu 2:

Cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét - thương trong đoạn thơ này:

  • Đoạn thơ đã sử dụng phép điệp từ với tần số là ghét 12 lần = thương 12 lần. => Qua đó, biểu hiện sự trong sáng phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả. Thương là cội nguồn cảm xúc, ghét cũng từ thương mà ra.
  • Phép đối: ghét ghét >< thương thương, hay ghét >< hay thương, thương ghét >< ghét thương, lại ghét >< lại thương. => Đối với nhà thơ, việc ghét và thương rất rành rọt, không lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung.

Câu 3:

Dựa vào cảm xúc của tác giả, giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích:

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

Câu thơ mang tính chất triết lý, đạo đức mà giàu chất trữ tình và dạt dào cảm xúc. Đó là biểu hiện của sự trong sáng, phân minh và sâu sắc trong tâm hồn tác giả.

Thương và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít với nhau không thể tách rời. Càng yêu thương nhân dân, càng tiếc thương cho những con người tài đức thì tác giả lại càng căm ghét những kẻ hại dân, hại đời.

Tình cảm thương, ghét cứ đan xen nối tiếp nhau, hòa cùng một nhịp với cuộc đời, với nhân dân. Đó chính là tư tưởng tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.