Xin chào các em! Vậy là một kỳ học mới lại bắt đầu, chúc các em học tập thật tốt và gặt hái được nhiều thành công trong năm học này nhé! Và sau đây, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương. Đây là một tác phẩm nổi tiếng của Phan Bội Châu và được biên soạn trong chương trình Ngữ Văn 11 Tập 2. Mời các em cùng theo dõi!
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Phan Bội Châu (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 2).
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác: Vào năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để từ giã bạn bè, đồng chí.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Qua phần tiểu dẫn, ta thấy:
- Bối cảnh lịch sử đất nước: đất nước đang lâm vào tình trạng nguy nan, bị giặc chiếm đóng. Nhiều phong trào yêu nước của các sĩ tử yêu nước bị thất bại, nhân dân nản chí, những anh hùng cứu nước bị hi sinh. Con đường cứu nước bế tắc.
- Những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ: những ảnh hưởng từ nước ngoài khiến cho các nhà nho như Phan Bội Châu sôi sục tìm đường cứu nước. Rồi những ảnh hưởng từ Trung Hoa, Nhật Bản cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến dân tộc ta rất sâu sắc.
Câu 2:
Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ:
- Quan niệm về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ. Đây là một quan niệm rất phổ biến thời phong kiến về ý chí của người nam nhi. Quan niệm này cho rằng là nam nhi thì phải có một kì tích lớn lao, làm nên chuyện lớn, dám mưu đồ tính toán, quan niệm sống tích cực và hoàn hảo, công tích, lưu danh muôn đời về sau.
- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: con người dám đối mặt với trời đất, vũ trụ để tự khẳng định mình.
- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những điều xưa cũ: Phan Bội Châu khẳng định một cách mới mẻ và sáng tạo. Qua đó, thể hiện tinh thần trách nhiệm của ông đối với số mệnh của đất nước, thời cuộc.
Câu 3:
* Hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác chưa sát nghĩa, chưa lột tả được hết ý thơ:
- Câu 6: bản dịch là "học cũng hoài" chỉ nêu ý phủ nhận, còn phiên âm "có đọc sách cũng ngu thôi" vừa phủ nhận vừa nêu được cái khí phách ngang tàng, táo bạo, dứt khoát.
- Câu 8: bản dịch "Muôn trùng sông biển tiễn ra khơi" -> êm ả, bình thường vẫn chưa lột tả được sự phi thường của con người so với nguyên tác: "Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên".
Câu 4:
Những yếu tố đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này:
- Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.
- Tư thế con người kì vĩ, sáng ngang tầm vũ trụ.
- Khát vọng yêu nước cháy bỏng.
- Tư tưởng đổi mới tiến bộ, táo bạo, đi tiên phong cho thời đại -> mở ra hướng đi mới cho phòng trào giải phóng dân tộc.
- Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.
- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ.