Xin chào các em! Trong bài viết ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Tràng giang. Đây là một sáng tác rất hay và nổi tiếng của tác giả Huy Cận và được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ Văn 11 Tập 2. Mời các em cùng tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho bài giảng trên lớp của thầy cô nhé!
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả : Huy Cận (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 2).
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Tràng Giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận, được in trong tập Lửa thiêng.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Câu thơ đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài đã thể hiện được tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả.
- Bâng khuâng: thể hiện nỗi buồn của nhà thơ trước khung cảnh vũ trụ bao la, bát ngát.
- Trời rộng được nhân hóa với sông dài, hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ.
=> Lời đề từ đã định hướng cho người đọc cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ: nỗi buồn trước không gian rộng lớn.
Câu 2:
Âm điệu chung của toàn bài thơ là:
- Âm điệu buồn man mác, bâng khuâng, lặng lẽ sâu lắng da diết, sầu lặng
- Nhịp thơ 3/4 tạo nên một âm điều đều đều, bình lặng, âm điệu tựa như dập dềnh trên sông và sóng biển.
Câu 3:
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm chất màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc:
- Chất liệu tạo nên bức tranh đó là những hình ảnh ước lệ sử dụng trong thơ ca trung đại: Tràng Giang, thuyền về, nước lại, nắng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng, mây đùn núi bạc, bóng chiều, vời con nước, khói hoàng hôn,...
- Xuất hiện những hình ảnh, âm thanh giản dị, thanh đạm của cuộc sống, con người Việt Nam: Dòng sông dài mênh mông vắt ngang bầu trời cao rộng, bến vắng cô liêu, con thuyền lênh khênh xuôi ngược, cánh chim nhỏ chao nghiêng dưới hoàng hôn,...
=> Sự hòa quyện của hai hệ thống hình ảnh vừa cổ điển, vừa gần gũi thân thuộc nêu trên đã tạo cho bài thơ một vẻ đẹp độc đáo: đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà quen thuộc.
Câu 4:
Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín. Vì bài thơ thể hiện sự đau thương, buồn bã khi đất nước mất chủ quyền như nỗi buồn của tác giả trước cảnh sông nước bao la rộng lớn.
=> Tình yêu quê hương lấy cảm hứng từ sông nước và trải dài theo từng con sóng.
Câu 5:
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
- Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại
- Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính với các ngắt nhịp quen thuộc tạo sự cân đối, hài hòa
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc
- Bút pháp tả cảnh giàu kịch tính
- Hệ thống từ láy giàu biểu cảm kết hợp các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh,...
- Sử dụng thủ pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng