Xin chào các em! Hôm nay, tiếp tục với chuyên mục soạn văn lớp 11 tập 2. Soanvan.me sẽ hướng dẫn các em soạn văn bài Hầu trời của Tản Đà. Hy vọng rằng bài soạn sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt cho bài giảng trên lớp của thầy cô nhé! Mời các em cùng tham khảo!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Tản Đà (các em tham khảo phần giới thiệu Tản Đà trong SGK NGữ Văn 11 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Hầu trời được in trong tập Còn chơi, xuất bản năm 1921.

* Bố cục: được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: từ đầu => "lạ lùng" : giới thiệu về câu chuyện
  • Phần 2: tiếp => "chợ trời" : thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe.
  • Phần 3: còn lại : thi nhân trò chuyện với trời.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Phân tích khổ thơ đầu:

Câu thơ tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan:

  • Thời gian: đêm qua
  • Không gian: tĩnh lặng, yên tĩnh
  • Điệp từ "thật"
  • Câu cảm thán: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể

-> Bộc lộ cảm xúc bàng hoàng, bất ngờ.

=> Bốn câu thơ đầu là câu chuyện kể lại về một giấc mơ được lên cõi tiên.

* Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc một mối nghi vấn, kích thích trí tò mò của người đọc. Cách vào truyện như vậy vừa độc đáo, vừa có duyên, giúp cho câu chuyện mà tác giả sắp kể trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn.

Câu 2:

Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

* Thái độ của tác giả khi đọc thơ:

  • Đọc một cách cao hứng, có phần tự đắc, kể tường tận, chi tiết những tác phẩm của mình
  • Giọng thơ của tác giả vừa truyền cảm, vừa truyền cảm, vừa sảng khoái, lôi cuốn người nghe

=> Tản Đà là một người rất "ngông" khi dám lên Trời để khẳng định tài năng thơ văn của mình. Bởi lẽ, ông ý thức được về tài năng và thơ văn của mình, dám đường hoàng bộc lộ cái "tôi" cá nhân của mình.

* Thái độ của chư tiên: nghe thơ cảm thấy rất xúc động và ngưỡng mộ tài năng của tác giả.

* Thái độ của Trời khen rất nhiệt thành, ông Trời rất tâm đắc và có những lời khen cho tác giả.

* Qua đoạn thơ, thể hiện rất rõ cá tính của người thi sĩ. Tản Đà đã ý thức rất rõ về tài năng của mình và cũng rất táo bạo, bộc lộ "cái tôi" đó. Ông cũng rất "ngông" khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng. Đây cũng là niềm khát khao chân thành trong lòng thi sĩ. Bởi giữa chốn hạ giới, văn chương lúc này không được coi trọng, "giá rẻ như bèo" nên Tản Đà chỉ còn biết lên tận trời để than vãn, để khẳng định và bộc lộ tài năng của bản thân.

* Giọng kể của tác giả: hóm hỉnh, truyền cảm, ngông nghênh và có phần tự đắc.

Câu 3:

* Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ:

Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

 [...]

Sức trong non yếu ngoài chen rấp

Một cây che chống bốn năm chiều.

Trời lại sai con làm việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo.

* Ý nghĩa của đoạn thơ trên: Đoạn thơ nói lên bức tranh hiện thực về chính cuộc đời tác giả cũng như bao nhà văn khác: một cuộc sống cơ cực, vất vả, nghèo khó, làm chẳng đủ ăn,... Bởi vậy, ông đã phải tìm lên tận trời xanh để than vãn, để thỏa niềm khát khao và ước mơ của mình.

* Hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau: Là một thi sĩ giàu cảm hứng lãng mạn nhưng ông vẫn không thoát li khỏi cuộc đời, vẫn khao khát được khẳng định tài năng của mình. Hai cảm hứng này đan cài khăng khít và không tách biệt trong sáng tác của nhà thơ.

Câu 4:

* Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

  • Thể thơ: bài thơ không bị trói buộc bởi một khuôn mẫu hay quy tắc nào cả, mang thể thất ngôn trường thiên tự do
  • Ngôn từ: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc
  • Cảm xúc bộc lộ tự nhiên, phóng túng, tự do