Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Vi hành của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Đây là một truyện ngắn xuất sắc được viết bằng tiếng Pháp và được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ Văn 11 Tập 1. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn Vi hành: được mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định. Chính nhờ sự nhầm lẫn đó mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa hài hước.

Câu 2:

Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo được tình huống truyện độc đáo.

* Tác giả đã sáng tạo được tình huống truyện trong truyện ngắn này, đó là tình huống nhầm lẫn.

* Tác dụng của tình huống truyện trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định:

  • Với tình huống nhầm lẫn, bức chân dung Khải Định không phải là một ông vua của một đất nước mà là một vai hề
  • Khắc họa một vẻ ngoài không giống ai của Khải Định, cái vẻ ngoài nhố nhăng, lố bịch. Ông ta chỉ là một con rối không hơn không kém trong con mắt của đôi thanh niên nam nữ người Pháp.

Chính nhờ tình huống truyện nhầm lẫn, mặc dù vua Khải Định không hề xuất hiện trong truyện nhưng chân dung của ông ta được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.

Câu 3:

* Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định:

  • Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch
  • Trang phục: lố lăng chẳng ra một phong cách nào, cốt chỉ đẻ khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết hết lên người trưng diện.
  • Điệu bộ: lấm lén, lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm
  • Hành vi: nhút nhát

=> Thể hiện rõ bản chất lố lăng của ông vua bù nhìn.

* Tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc:

  • Tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và bịp bợm
  • Lên án chính sách lừa bịp của thực dân, chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn
  • Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vây theo dõi những người yêu nước trên khắp đất Pháp

* Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

  • Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo
  • Truyện được viết dưới dạng một bức thư – một lối văn tự do, phóng túng và đa giọng điệu
  • Tính chất đa giọng điệu với nhiều sắc điệu khác nhau, từ giọng điệu giễu cợt mỉa mai, phê phán đả kích đến giọng điệu trữ tình tự sự... đã làm nên sức hấp dẫn và sức chiến đấu của tác phẩm.