Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Chiều tối. Đây là một bài thơ do Hồ Chí Minh sáng tác và được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ Văn 11 Tập 2. Mời các em cùng tham khảo nhé!
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả : Hồ Chí Minh
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Bài thơ Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Nhật kí trong tù là tập nhật kí được viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây.
* Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Chiều tối được sáng tác trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối mùa thu năm 1942.
* Bố cục: Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Phần 1: hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên chiều tối.
- Phần 2: hai câu thơ cuối: bức tranh sinh hoạt lao động.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, những chỗ chưa sát nghĩa với nguyên tác:
* Câu thơ đầu: bản dịch thơ đã dịch khá sát nghĩa.
* Câu thơ 2: dịch chưa hết ý thơ:
- "cô vân" là chòm mây cô đơn, lẻ loi (bản dịch đã thiếu mất đi chữ "cô")
- mạn mạn: trôi chầm chậm, uể oải, mệt mỏi (bản dịch thơ là "trôi nhẹ" không diễn tả hết ý của câu thơ).
-> Câu thơ thứ 2 có bản dịch chưa diễn tả hết được sự mệt mỏi, vất vả của người tù sau một ngày đi đường vất vả.
* Câu thơ 3:
- Sơn thôn thiếu nữ - dịch là cô em xóm núi làm mất đi sắc thái trang trọng của câu thơ
- Lặp ma bao túc - bao túc ma hoàn: bản dịch chưa chuyển tải được vòng quay của chiếc cối -> nhịp điệu khẩn trương, hối hả.
- Phiên âm không có chữ tối bản dịch đưa ra thêm chữ tối không cần thiết.
* Câu thơ 4: bản dịch tương đối thoát ý.
Câu 2:
Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu:
* Bức tranh thiên nhiên:
- Thời gian: chiều tối - thời khắc cuối cùng của một ngày ->mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi.
- Không gian: rộng lớn, bầu trời mênh mông
-> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.
- Hình ảnh nhân hóa mang tính ước lệ tượng trưng: Chim mỏi: biểu tượng cho buổi chiều tà -> cảm nhận trạng thái bên trong của sự vật; Chòm mây cô đơn đang trôi giữa bầu trời bao la; mạn mạn: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ.
-> Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn nơi núi rừng bao la.
* Vẻ đẹp tâm hồn Bác:
- Bác là một con người yêu thiên nhiên, luôn hòa mình vào thiên nhiên.
- Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác.
Câu 3:
Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu thơ sau:
* Hình ảnh:
- Thiếu nữ xay ngô: người lao động khỏe khoắn trẻ trung -> con người là trung tâm của bức tranh, xuất hiện trong tư thế lao động hăng say.
- Lò than rực hồng: tạo cảm giác ấm áp, xua tan cái lạnh chiều tối.
-> Chữ hồng xuất hiện ở đây như làm bừng sáng bài thơ, tứ thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng, thể hiện tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối
- Điệp từ: ma bao túc - bao túc ma hoàn
=> Hai câu thơ sau hiện lên với một bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối có sự xuất hiện của con người đã khiến cho cảnh vật trở nên ấm áp và tươi vui hơn. Qua đó, cho chúng ta thấy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn ung dung và tự tại.
Câu 4:
Nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ:
* Nghệ thuật tả cảnh:
- Thể thơ tứ tuyệt hàm súc
- Hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng
- Bút pháp gợi tả chân thực, vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường).
* Ngôn ngữ trong bài thơ: được tác giả sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo.