Đề bài

Câu 1: Có các loại nhân tố sinh thái nào:

A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.

B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.

C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.

D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?

A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.

B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.

C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.

D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 3: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và 42oC. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC được gọi là

A. khoảng gây chết.   B. khoảng thuận lợi.   C. khoảng chống chịu.            D. giới hạn sinh thái.

Câu 4: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?

A. Nhóm nhân tố vô sinh.

B. Nhóm nhân tố hữu sinh.

C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.

D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.

D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 6: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là:

A. ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật 

B. tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật 

C. điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật 

D. tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật

Câu 7: Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.

B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.

C. khoảng không gian mà ở đó có chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái tác động qua lại với nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

D. giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái nhất định tác động lên sinh vật mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được qua thời gian.

Câu 8: Cho các phát biểu nói về giới hạn sinh thái:
1. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
2. Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật.
3. Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp.
4. Xác định nhân tố sinh thái nhằm tạo điều kiện cho việc di nhập giống vật nuôi cây trồng từ vùng này sang vùng khác.
5. Loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng gần xích đạo.
Số phát biểu đúng là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 9: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật?
1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.
2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lí.
3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.
4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật.
Số phát biểu đúng là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 10: Khi nói đến kích thước quần thể, khẳng định nào sau đây không chính xác?

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa và giá trị này khác nhau giữa các loài.

B. Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu, khả năng sinh sản của các cá thể giảm sút.

C. Kích thước quần thể chính là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

D. Khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa thì khả năng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

Câu 11: Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện:

A. khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xuyên xảy ra.

B. khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của quần thể.

C. khả năng cung cấp điều kiện sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu phát triển của quần thể.

D. điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể.

Câu 12: Ngày nay thường xuất hiện hiện tượng khai thác quá mức các loài động vật, thực vật quý hiếm khiến số lượng cá thể giảm xuống mức báo động dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng cá thể của quần thể ở mức thấp là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy vong vì:

A. kích thước quần thể quá nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể.

B. kích thước quần thể quá nhỏ dẫn đến sự suy giảm di nhập gen giữa các quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.

C. số lượng cá thể của quần thể quá ít dẫn đến nguy cơ xuất cư sang quần thể khác.

D. số lượng cá thể quá ít làm tăng giao phối cận huyết, tăng tần số alen lặn có hại.

Câu 13: Nếu như trong một mẻ lưới đánh bắt cá ở hồ thu được số lượng cá con nhiều, còn cá lớn rất ít, điều đó chứng tỏ:

A. cá đang bước vào thời kì sinh sản.            

B. nghề cá đang khai thác hiệu quả.

C. nghề cá đang chưa khai thác hết tiềm năng.         

D. nghề cá đang ở tình trạng khai thác quá mức.

Câu 14: Khi kích thước quần thể dưới mức tối thiểu, quần thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. Giải thích nào sau đây không hợp lí?

A. Số lượng cá thể quá ít nên giao phối gần thường xuyên xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

C. Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cái trong quần thể giảm.

D. Nguồn sống của môi trường giảm không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.

Câu 15: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh:

A. kiểu phân bố của quần thể.                        B. kích thước của quần thể.

C. cấu trúc tuổi của quần thể.             D. mối quan hệ giữa các cá thể.

Câu 16: Cho các hoạt động sau:
1. Gà thường đi kiếm ăn vào buổi sáng tới khi trời tối mới về chuồng.
2. Cây họ đậu mở lá khi trời sáng và khép lại khi trời tối.
3. Cây thường mọc cong về nơi có ánh sáng.
4. Xoan thường rụng lá vào mùa đông.
5. Chim di cư từ nơi giá lạnh về nơi ấm áp để sinh sản.
6. Khi gặp lạnh người thường có phản ứng nổi gai ốc.
Số hoạt động không phải là nhịp sinh học là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 17: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây ưa bóng?

A. Gừng, vạn niên thanh, dương xỉ, phong lan

B. Gừng, vạn niên thanh, phi lao, cây lúa

C. Vạn niên thanh, phi lao, cây lúa, dương xỉ

D. Phong lan, cây gỗ tếch, phi lao, giềng

Câu 18: Một nhà sinh thái học đang nghi ngờ một quần thể tăng trưởng một cách nhanh chóng, cơ sở nào để ông ta khẳng định điều đó?

A. Chứa nhiều cá thể tiền sinh sản hơn cá thể đang sinh sản.

B. Kích thước quần thể gần với sức chứa của môi trường.

C. Kích thước quần thể thấp hơn sức chứa của môi trường.

D. Quần thể chứa nhiều cá thể đang trong thời kì sinh sản.

Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng về sự ảnh hưởng của các nhân tố lên đời sống sinh vật?

A. Các tia tử ngoại giúp sinh vật có thể tổng hợp vitamin D tuy nhiên có thể gây ra đột biến.

B. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, nhiệt độ môi trường thấp, độ ẩm thấp nên sâu Sòi thường đình dục.

C. Môi trường nước là môi trường thích hợp với các loài động vật có giới hạn chịu nhiệt rộng.

D. Cây đước có nhiều rễ phụ đâm ra từ thân nhằm giữ vững cơ thể là sự thích nghi của cơ thể với môi trường.

Câu 20: Kết luận nào sau đây không đúng về động vật hằng nhiệt? 

A. Các loài thuộc lớp thú, chim, bò sát là động vật hằng nhiệt.

B. Động vật hằng nhiệt ở vùng nóng có kích thước nhỏ hơn động vật hằng nhiệt ở vùng lạnh.

C. Khi ngủ đông, gấu vẫn giữ được nhiệt độ cơ thể ổn định.

D. Các loài động vật hằng nhiệt có những cơ chế tự điều chỉnh được nhiệt độ của cơ thể.

Câu 21: Sự quần tụ giúp sinh vật:
1. Dễ dàng săn mồi và chống lại kẻ thù tốt hơn.
2. Dễ bắt cặp trong mùa sinh sản.
3. Khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của thời tiết sẽ cao hơn.
4. Có giới hạn sinh thái rộng hơn.

A. 1, 3, 4                     B. 1, 2, 4                     C. 2, 3, 4                     D. 1, 2, 3

Câu 22: Về mặt sinh thái, cân bằng quần thể là:

A. trạng thái mà thành phần kiểu gen của quần thể đạt mức cân bằng.

B. trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định, phù hợp với sức chứa của môi trường.

C. trạng thái mà quần thể có số lượng cá thể giữ nguyên không đổi.

D. trạng thái mà tần số alen của quần thể duy trì không đổi qua các thế hệ ngẫu phối.

Câu 23: Những đặc trưng của quần thể giao phối là:
1. Tỉ lệ giới tính
2. Cấu trúc nhóm tuổi
3. Sự đa dạng về thành phần loài
4. Đặc trưng về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài
5. Kiểu phân bố

A. 1, 2, 5                     B. 1, 2, 4                     C. 2, 3, 4                     D. 2, 4, 5

Câu 24: Phát biểu đúng về cấu trúc tuổi của quần thể trẻ là:

A. đáy tháp rộng, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ cao.

B. đáy tháp hẹp, nhóm tuổi đang sinh sản chiếm tỉ lệ cao.

C. đáy tháp hẹp, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng thẳng.

D. đáy tháp vừa phải, tỉ lệ sinh cân bằng với tỉ lệ tử vong.

Câu 25: Một số loài chim có tập tính di cư từ nơi lạnh về nơi ấm áp để sinh sản. Những loài chim này thường dựa vào yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây để định hướng trong không gian?

A. Tốc độ gió              B. Nhiệt độ môi trường          C. Âm thanh        D. Ánh sáng mặt trời

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
D A B B C
6 7 8 9 10
C B B D C
11 12 13 14 15
C A D D B
16 17 18 19 20
B A B C A
21 22 23 24 25
D B A A B

soanvan.me