Đề bài

Câu 1: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là 

A. (1), (3)                    B. (1), (4)                    C. (2), (4)                    D. (2), (3)

Câu 2: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì 

A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên. 

B. hoàn toàn khác nhau về hình thái. 

C. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố. 

D. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.

Câu 3: Tiêu chuẩn nào dưới đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc phân biệt hai loài vi khuẩn thân thuộc?

A. Tiêu chuẩn địa lí -  sinh thái

B. Tiêu chuẩn sinh lí - sinh hóa

C. Tiêu chuẩn hình thái

D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản

Câu 4: Cho các cơ chế sau:

(1) Cách li nơi ở (sinh cảnh)                                                (2) Cách li tập tính

(3) Con lai không có khả năng sinh sản                              (4) Con non có sức sống kém

(5) Hợp tử bị chết                                                                (6) Giao tử bị chết

(7) Cách li thời gian, mùa vụ                                               (8) Cách li cơ học 

Các cơ chế cách li trước hợp tử bao gồm?

A. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8)                                         B. (1), (2), (5), (6), (7), (8)

C. (1), (2), (6), (7), (8)                                                             D. (1), (2), (6), (8)

Câu 5: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng:    

A. Cách li sinh sản.    B. Cách li sinh thái.    C. Cách li tập tính.      D. Cách li cơ học.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cơ chế cách li sau hợp tử?

A. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.

B. Ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.

C. Ngăn cản con lai hình thành giao tử.

D. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.

Câu 7:  Khi nói về cách li địa lí, phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Cách li địa lí góp phần phân hóa vốn gen của quần thể.

B. Ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

C. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.

D.  Làm biến đổi tần số alen của quần thể theo các hướng khác nhau.

Câu 8: Loài sinh học là?

A. Là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

B. Là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trong một không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

C. Là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gen riêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

D. Là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có những tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?  

A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.  

B. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.  

C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.  

D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới

Câu 10: Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai trò   

A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.   

B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.   

C. làm biến đổi tần số allele của quần thể theo những hướng khác nhau.   

D. làm phát sinh các allele mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.

Câu 11: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?   

A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.   

B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.   

C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.   

D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.

Câu 12: Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan sinh dục thuộc dạng cách li nào?

A. Cách li sinh thái.     B. Cách li cơ học.            C. Cách li thời gian.     D. Cách li tập tính.

Câu 13: Không giao phối được do sự chênh lệch về mùa sinh sản như thời kỳ ra hoa, đẻ trứng thuộc dạng cách li nào?    

A. Cách li sinh thái.    B. Cách li cơ học.     C. Cách li thời gian.    D. Cách li tập tính.

Câu 14: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là

A. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.       

B. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. 

C. ngăn cản con lai hình thành giao tử.          

D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. 

Câu 15: Cho các nhận định sau:

(1) Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.

(2) Cách li trước hợp tử bao gồm : cách li nơi ở, cách li tập tính và cách li thời gian (mùa vụ).

(3) Cách li địa lí trong thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và sự hình thành loài mới.

(4) Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể khác loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

(5) Các cơ chế cách li có vai trò ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
A A B C A
6 7 8 9 10
B C A C D
11 12 13 14 15
A B C A B

soanvan.me