Đề bài

Câu 1 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến NST ở người?

A. Người mắc hội chứng Đao vẫn có khả năng sinh sản bình thường.

B. Đột biến NST xảy ra ở cặp NST số 1 gây hậu quả nghiêm trọng vì NST đó mang nhiều gen. 

C. Nếu thừa 1 nhiễm sắc thể ở cặp số 23 thì người đó mắc hội chứng Turner.

D. “Hội chứng tiếng khóc mèo kêu” là kết quả của đột biến lặp đoạn trên NST số 5.

Câu 2 Cho biết các alen trội là trội hoàn toàn và thể tứ bội chỉ cho giao tử 2n hữu thụ. Có bao nhiêu phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 11:1.

(1) AAaa×Aaaa           (2) AAAa × AAaa    

(3)Aa×AAAa               (4) Aa×AAaa

(5)AAaa×AAaa           (6) AAAa × AAAa

A. 3                                      B. 5

C. 2                                      D. 6

Câu 3 Bộ nhiễm sắc thể  của lúa nước là 2n =24. có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể ba nhiễm kép ở kì sau của quá trình nguyên phân là:

A. 26                                    B. 28

C. 50                                    D. 52

Câu 4 Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 14. Tổng số NST có trong các tế bào con được tạo thành qua nguyên phân 5 lần liên tiếp từ một tế bào sinh dưỡng của loài này là 449 nhiễm sắc thể đơn. Biết các tế bào mang đột biến NST thuộc cùng 1 loại đột biến. Tỉ lệ tế bào đột biến trên tổng số tế bào được tạo thành là

A. 1/32                                 B. 4/32

C. 5/32                                 D. 7/32

Câu 5 Một cặp vợ chồng bình thường sinh một con trai mắc cả hội chứng Đao và Claifento (XXY). Kết luận nào sau đây không đúng ?

A. Trong giảm phân của người mẹ cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 2. bố giảm phân bình thường

B. Trong giảm phân của người mẹ cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 1. bố giảm phân bình thường

C. Trong giảm phân của người bố cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 2,mẹ giảm phân bình thường

D. Trong giảm phân của người bố cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 2  mẹ giảm phân bình thường

Câu 6 Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là

A. Sự trao đội chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn của cặp nhiễm săc thể kép không tương đồng.

B. Sự trao đội chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng,

C. Sự trao đổi chéo cân giữa hai cromatit khác nguồn của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.

D. Sự trao đổi chéo cân giữa hai cromatit khác nguồn của cặp nhiễm sắc thể kép không tương đồng.

Câu 7 Đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể có điểm khác nhau cơ bản là

A. Đột biến nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể, còn đột biến gen không thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm săc thể.

B. Đột biến nhiễm sắc thể thường phát sinh trong giảm phân, còn đột biến gen thường phát sinh trong nguyên phân.

C. Đột biến NST có hướng, còn đột biến gen vô hướng.

D. Đột biến NST có thể gây chết,còn đột biến gen không thể gây chết.

Câu 8 Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AB/ab XDXd giảm phân bình thường nhưng xảy ra hoán vị gen ở một trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là

A. 4                                      B. 6

C. 16                                    D. 8

Câu 9 Ở cơ thể đực của một loài động vật có kiểu gen \({{Ab} \over {aB}}\) khi theo dõi 2000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 800 tế bào có xảy ra hoán vị gen giữa B và b. Như vậy tỉ lệ giao tử Ab tạo thành là

A. 30%.                                B. 10%

C. 40%                                 D. 20%

Câu 10 Cà độc dược có 2n = 24 NST, có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của cặp NST số 5 bị đảo 1 đoạn, có một NST của cặp số 3 bị lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến chiếm tỉ lệ.

A. 12,5%                              B. 75%

C. 87,5%                              D. 25%

Câu 11 Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu trong các phát biểu sau đây là đúng?

(1) Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

(2) Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.

(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tỉnh.

(4) Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

A. 2                                      B. 3

C. 1                                      D. 4

Câu 12 Sự không phân li của một cặp NST ở một số tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên bố hoặc mẹ, qua thụ tinh với giao tử bình thường có thể hình thành các hợp tử mang bộ NST là:

A. 2n, 2n+2,2n -2

B. 2n, 2n +1

C. 2n, 2n +1, 2n – 1

D. 2n +1, 2n – 1

Câu 13 Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở tế bào học của khẳng định trên là:

A. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.

B. Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả chống chịu tốt.

C. Trong tế bào, NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng.

D. Trong tế bào, số NST là bội số của 4 nên bộ NST n = 10 và 4n = 40.

Câu 14 Cho phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂AaBbdd . Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Kết luận không đúng về phép lai trên là:

A. Cặp dd của cơ thể đực giảm phân chỉ cho một loại giao tử là D.

B. Cặp Aa của cơ thể cái khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử là A và a

C. Số loại kiểu gen tối đa của phép lai trên là 42.

D. Cặp Bb của cơ thể đực khi giảm phân cho 2 loại giao tử là: B; b

Câu 15 Quan sát tế bào sinh dưỡng của 1 con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST. Con châu chấu này giảm phân có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau? Biết rằng các cặp nhiễm sắc thể tương đồng có cấu trúc khác nhau và không xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân.

A. 0                                      B. 4096

C. 1024                                D. 2048

Câu 16 Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành cây tứ bội?

A. Hai giao tử lệch bội (n+1) kết hợp với nhau.

B. Hai giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau.

C. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1).

D. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n).

Câu 17 Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến lệch bội?

A. Có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

B. Làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

C. Chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

D. Xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li.

Câu 18 Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm ti lệ:

 A. 50%.                               B. 10%.

C. 5%.                                  D. 20%.

Câu 19 Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là:

A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.

B.  các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.

C. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể n = 10 và 4n = 40.

D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.

Câu 20 Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit không cùng chị em trong một cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn đến:

A. Hoán vị gen.

B. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST.

C. Đột biến thê lệch bội.

D. Đột biến đảo đoạn NST.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

B

11

C

2

C

12

C

3

D

13

C

4

A

14

D

5

D

15

B

6

C

16

B

7

A

17

C

8

B

18

C

9

C

19

A

10

C

20

B

Câu 1 

A sai, vì người bị hội chứng Đao thường vô sinh

B đúng

C sai, hội chứng Turner là người có bộ NST giới tính XO

D sai hội chứng tiếng mèo kêu do đột biến mất đoạn NST số 5

Chọn B

Câu 2

F1 phân li theo tỷ lệ 11:1 → Bố mẹ cho 12 tổ hợp

Xét tỷ lệ giao tử bố mẹ.

Chọn C

Câu 3 

Thể ba nhiễm kép là 2n +1 +1

Bộ NST của thể đột biến là 26.

ở kì sau nguyên phân, NST đã nhân đôi và tách nhau nhưng chưa phân chia tế bào, số NST đơn là 26.2 = 52

Chọn D

Câu 4 

Ta có nếu các tế bào bình thường thì tổng số NST là 14 × 25 = 448 nhưng theo đề bài tổng số NST là 449 → có 1 tế bào chứa 15 NST

Tỷ lệ tế bào đột biến / tổng số tế bào là 1/ 25 = 1/32

Chọn A

Câu 5 

Trường hợp không xảy ra được là D, vì nếu người bố rối loạn ở GP 2 thì tạo ra giao tử YY không thể tạo ra con trai XXY

Chọn D

Câu 6 

Các ý A,B,D đều có kết quả là đột biến

Chọn C

Câu 7 

Đột biến nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể, còn đột biến gen không thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm săc thể

Ý B sai vì cả hai đều có thể phát sinh trong nguyên phân và giảm phân

Ý C sai vì cả hai đều vô hướng

Ý D sai vì cả hai đều có thể gây chết

Chọn A

Câu 8

1 tế bào giảm phân có TĐC cho tối đa 4 loại giao tử

1 tế bào giảm phân không có TĐC cho tối đa 2 loại giao tử

Vậy số giao tử tối đa là 6

Chọn B

Câu 9 

1 tế bào không có TĐC cho 2 giao tử Ab

1 tế bào có TĐC cho 1 giao tử Ab

Tỷ lệ giao tử Ab \(= {{1200 \times 2 + 800 \times 1} \over {2000 \times 4}} = 40\%\)

Chọn C

Câu 10

Khi giảm phân cặp NST bị đột biến sẽ cho 0,5 giao tử đột biến và 0,5 giao tử bình thường

Tỷ lệ giao tử đột biến = 1 – 0,53 = 87,5%

Chọn C

Câu 11

Ý đúng là (2) nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn trong cùng 1 NST thì có thể không làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể

Ý (1) sai vì đảo đoạn không làm  cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác

Ý (3) sai, có thể xảy ra ở cả NST thường và NST giới tính

Ý (4) sai vì mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST

Chọn C

Câu 12 

Ở một bên bố mẹ có 1 số tế bào giảm phân có 1 cặp NST không phân ly tạo ra giao tử n – 1 và giao tử n +1 ,giao tử bình thường :n

Bên còn lại GP bình thường cho giao tử n

Vậy có các loại hợp tử: 2n, 2n +1, 2n – 1

Chọn C

Câu 13 

Nếu trong tế bào, NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng thì ta kết luận đây là thể tứ bội

Chọn C

Câu 14 

Xét các phát biểu:

đúng vì cơ thể đực có kiểu gen dd

đúng, cơ thể cái có kiểu gen Aa

đúng, số loại kiểu gen tối đa

Phép lai Aa × Aa → 3 kiểu gen ;

Phép lai Bb × Bb → 7 kiểu gen (4 kiểu đột biến và 3 kiểu bình thường)

Phép lai Dd × dd → 2 kiểu gen

Số loại kiểu gen tối đa là 42

sai, cơ thể đực giảm phân cho 4 loại giao tử : Bb, O, B, b

Chọn D

Câu 15

Các cặp NST khác nhau về cấu trúc

Có 23 NST → có 11 cặp NST thường, 1 NST X giới tính (OX)

Số kiểu giao tử là 212 =4096

Chọn B

Câu 16

Hợp tử tứ bội (4n) được hình thành bởi sự kết hợp 2 giao tử lưỡng bội (2n)

Đáp án B

Câu 17

Phát biểu không đúng là: C

Đột biến lệch bội có thể xảy ra trên NST giới tính. Ví dụ : đao (X0) , Claiphentơ (XXY),..

Đáp án C

Câu 18

P: A-B- x A-bb

F1 : A-B- = 30%

Do F1 thu được 4 loại kiểu hình ↔ có xuất hiện kiểu hình aabb

→ P phải có dạng Aa, Bb x Aa, bb

F1 A-B- = 30%

→ 2 gen nằm trên cùng 1 NST, có hoán vị gen xảy ra

P: (Aa,Bb) x Ab/ab

Có F1: aabb = 50% – A-B- = 20%

            A-bb = 25% + aabb = 45%                 aaB- = 25% – aabb = 5%

F1 aabb = 20%

Mà P: Ab/ab cho giao tử ab = 0,5

→ cây P (Aa,Bb) cho giao tử ab = 0,4

→ cây P : AB/ab, f = 20%

→ giao tử : AB = ab = 0,4 và Ab = aB = 0,1

F1 lá nguyên hoa trắng thuần chủng Ab/Ab có tỉ lệ : 0,1 x 0,5 = 0,05 = 5%

Đáp án C

Câu 19

Thể tứ bội có các NST trong tế bào sắp xếp  thành từng nhóm, mỗi nhóm có 4 NST đơn giống nhau về hình dạng và kích thước

Chọn A

Câu 20 

Trao đổi chéo không cân dẫn đến 1 NST bị mất đoạn, 1 NST bị lặp đoạn

Chọn B

soanvan.me

Câu 1 (ID:211409)

Phương pháp: Vận dụng kiến thức trong bài 5,6 SGK Sinh học 12, chương trình cơ bản.

-          Các đột biến số lượng NST không làm thay đổi độ dài phân tử ADN →Loại: (5),(6)

-          Đột biến đảo đoạn không lam thay đổi độ dài phân tử ADN  →Loại: (4)

-          Vậy có 3 dạng đột biến (1),(2),(3) làm thay đổi độ dài phân tử ADN. Trong đó (1) làm chiều dài ADN giảm; (2) làm chiều dài ADN tăng, (3) làm 1 NST bị mất đoạn, 1 NST bị thêm đoạn.

Đáp án B

Câu 2 (ID:211501)

2n = 14 → n=7.

Số thể ba kép ( 2n+1+1) tối đa có thể có là: $C_{7}^{2}=21$

Đáp án B

Câu 3 (ID:217769)

Phương pháp:

1 tế bào giảm phân có rối loạn phân ly ở cặp tạo ra giao tử n - 1 và n +1 với tỷ lệ ngang nhau.

Cách giải: 

Tỷ lệ số tế bào giảm phân bị rối loạn phân ly là \({{20} \over {2000}} = 1\%\)

Giao tử bình thường có 6NST,

Tế bào giảm phân có rối loạn phân ly ở 1 cặp tạo ra giao tử n - 1 và n +1 với tỷ lệ ngang nhau.

Tỷ lệ giao tử có 5NST là 0,5%.

 Chọn A

Câu 4 (ID:217772)

Cặp Dd bị rối loạn phân ly trong giảm phân I tạo ra giao tử Dd và O với tỉ lệ ngang nhau.

Tỷ lệ giao tử Dd = 0,4%

Cơ thể có kiểu gen AaBbDdEeHh giảm phân cho giao tử abDdEh chiếm tỷ lệ: 

\({1 \over 2} \times {1 \over 2} \times 0,4\%  \times {1 \over 2} \times {1 \over 2} = 0,025\%\)

Chọn B

Câu 5 (ID:217808)

Phương pháp: cơ thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội.

Cách giải:

Phép lai AAaa × Aa $\to \left( \frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa \right)\left( \frac{1}{2}A:\frac{1}{2}a \right)$

Chọn B

Câu 6 (ID:217813)

Để đời con phân ly theo tỷ lệ 1:2 :1 => 4 tổ hợp => hai bên cho 2 loại giao tử. ( không có trường hợp 4×1 vì không có kiểu gen nào cho 4 loại giao tử)

Chỉ có phép lai 1,2 là thỏa mãn

Chọn D

Câu 7 (ID:217814)

Phép lai: AAaa và aaaa$\to \left( \frac{5}{6}A-:\frac{1}{6}aa \right)\times aa$ → 5 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.

Chọn D

Câu 8 (ID:218584)

Xét các phát biểu:

(1)   Đúng

(2)   Sai, mất đoạn NST làm giảm số lượng, thành phần gen trong nhóm liên kết

(3)   Đúng

(4)   Đúng

(5)   Đúng, ta có thể xác định gen đó nằm trên NST nào, ở đoạn nào.

(6)   Đúng.

(7)   Sai, chỉ khi thể đột biến cách ly sinh sản với loài cũ, và chúng có khả năng sinh sản với nhau thì xuất hiện loài mới.

Chọn C

Câu 9 (ID:218591)

Giảm phân không có trao đổi chéo tạo ra tối đa 28 loại giao tử → có 8 cặp NST; 2n =16.

1 hợp tử nguyên phân 4 lần liên tiếp, tổng số NST đơn trong các tế bào con là 384 → số NST đơn trong mỗi tế bào con là: \({{384} \over {{2^4}}} = 24 = 3n \to\) thể tam bội.

Chọn B

Câu 10 (ID:219701)

Tỷ lệ phân ly kiểu hình là 11 đỏ:1 vang hay tỷ lệ vàng chiếm  $\frac{1}{12}=\frac{1}{2}\times \frac{1}{6}$

Cơ thể cho 1/2 giao tử aa hoặc a là: Aaaa và Aa

Cơ thể cho 1/6 giao tử aa hoặc a là AAaa

Vậy có 2 phép lai thỏa mãn là AAaa × Aa và AAaa × Aaaa

Chọn A

Câu 11 (ID:222469)

Xét phép lai : BB × Bb →

Giả sử phép lai diễn ra bình thường : BB × Bb → BB × Bb ( 100 % hoa đỏ )

Thực tế thu được được phần lớn cây màu đỏ và một vài cây màu trắng ( không chứa alen B,chỉ chứa alen b)

Cây hoa trắng có thể có kiểu gen bb hoặc b

Không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST →Đột biến số lượng NST ,

Các cây hoa trắng có kiểu gen b  → cây hoa trắng là đột biến thể 1

Chọn A

Câu 12 (ID:229698)

Thể 1 có số lượng NST 2n – 1 =7

Chọn C

Câu 13 (ID:229732)

Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I, có thể làm phát sinh đột biến mất đoạn và lặp đoạn NST.

Chọn C

Câu 14 (ID:235049)

Ta thấy các cơ thể có NST Y thì là nam, còn không có Y là nữ → trên Y có gen quy định giới tính nữ.

Thật vậy trên NST Y có gen quy định hình thành tinh hoàn.

Chọn A

Câu 15 (ID:235471)

Dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến là đột biến đa bội là đột biến lệch bội, đây đều là đột biến số lượng NST

Chọn  C

Câu 16 (ID:236331)

Thí nghiệm trang 32 – SGK Sinh 12.

Xét các kết luận:

I đúng

II đúng vì ở châu chấu đực có bộ NST giới tính là XO (có 23 NST)

III đúng

IV đúng

Chọn D

Câu 17 (ID:237823)

Tế bào có kiểu gen Aa giảm phân rối loạn phân ly ở GP1 tạo ra 2 loại giao tử là Aa và O

Cặp bb giảm phân bình thường cho giao tử b

Cơ thể có kiểu gen Aabb thực hiện quá trình giảm phân tạo ra giao tử Aab; b

Chọn B

Câu 18 (ID:237825)

Ở đời con phân ly 11 quả đỏ : 1 quả vàng hay quả vàng chiếm 1/12 = 1/2 × 1/6

Các phép lai thỏa mãn là 2,3

Chọn A

Câu 19 (ID:237841)

Mỗi đột biến ở mỗi cặp NST tạo ra 50% giao tử bình thường và 50% giao tử đột biến

Tỷ lệ giao tử bình thường là 0,5× 0,5 = 0,25

Chọn B

Câu 20 (ID:238446)

Các nhận định đúng là : (3) ; (5)

Ý (1) sai vì sự tiếp hợp xảy ra giữa các cromatit ở cơ thể có kiểu gen XX

Ý (2) sai vì tế bào nhân sơ không có NST

Ý (4) sai vì ở gia cầm XX là con đực ; XY là con cái

Chọn C