Đề bài
Câu 1: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau, bắt đầu từ nguồn gốc chung gọi là cơ quan tương tự
B. Cơ quan thoái hóa phản ánh tiến hóa đồng quy (tiến hóa hội tụ)
C. Những loài có họ hàng càng gần nhau thì trình tự axit amin hay trình tự nucleotit càng có xu hướng khác xa nhau
D.Tất cả các vi khuẩn, động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về bằng chứng phôi sinh học?
A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
B. Phôi sinh học chỉ so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau trong giai đoạn sau của quá trình phát triển phôi.
Câu 3: Cơ quan tương tự được hình thành do:
A. Các loài sống trong những môi trường có điều kiện giống nhau.
B. Các loài được hưởng cùng một kiểu gen từ loài tổ tiên.
C. Đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có các cách sống khác nhau.
D. Chọn lọc tự nhiên đã duy trì các gen tương tự nhau ở các loài khác nhau.
Câu 4: Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng:
A. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng thoái bộ sinh học.
B. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng tiến bộ sinh học.
C. Gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
D. Trực tiếp cho thấy các loài hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Câu 5: Nội dung của học thuyết tế bào học là?
A. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
A. Tất cả các cơ thể từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 6: Bằng chứng có độ tin cậy và thuyết phục nhất trong các bằng chứng gián tiếp cho nghiên cứu hóa thạch là?
A.Hóa thạch B. Phôi sinh học C. Tế bào học D. Phân tử
Câu 7: Có bao nhiêu bằng chứng không phải là bằng chứng giải phẫu học so sánh?
(1) Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
(2) Xương chi dưới của các loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau.
(3) Sự tương đồng về phát triển phôi của một số loài động vật có xương sống.
(4) Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn di tích của tuyến sữa không hoạt động.
(5) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà lan đều là biến dạng của lá.
(6) Cá voi còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn không dính tới cột sống.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8: Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.
B. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới.
C. Đột biến cấu trúc NST không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
D. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 9: Hãy thử tưởng tượng một trường hợp như sau: Một trận bão lớn đã thổi bay một số cá thể của quần thể chim sẻ ở đất liền ra một hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc sống ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Trải qua hàng nghìn năm, mực nước biển hạ thấp và nối liền đảo đó với đất liền khiến chim sẻ trên đảo và chim sẻ ở đất liền tự do tiếp xúc với nhau. Quan sát nào sau đây giúp chúng ta có thể kết luận chúng đã trở thành hai loài khác nhau?
A. Con lai của chúng có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ.
B. Chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.
C. Con lai của chúng yếu ớt và chết trước khi thành thục sinh dục.
D. Chúng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau.
Câu 10: Trong các phát biểu sau về tiến hóa nhỏ, có bao nhiêu phát biểu sai?
I. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
IV. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài mới.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 11: Trong các nhân tố sau, nhân tố nào làm tăng vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên B. Đột biến
C. Yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 12: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là gì?
A. Chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền và các cơ chế cách li.
B. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li.
D. Di nhập gen, biến động di truyền và các cơ chế cách li.
Câu 13: Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Đột biến gen tạo ra nguyên liệu thứ cấp, chủ yếu cho quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động vào quần thể thường làm nghèo vốn gen của quần thể.
C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn có xu hướng làm tăng tính đa hình di truyền của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có khả năng tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể và làm cho số lượng của chúng tăng lên theo thời gian.
Câu 14: Cơ quan tương đồng phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 15. Cơ quan tương tự phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung.
Câu 16: Đacuyn cho rắng, loài:
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tiến hóa lớn?
A. Tiến hóa lớn xảy ra ở mức phân loại trên loài, còn tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức độ phân loại dưới loài.
B. Tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ loài, còn tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức độ phân tử.
C. Tiến hóa lớn xảy ra ở mức phân loại trên loài, còn tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức quần thể.
D. Tiến hóa lớn xảy ra ở mức phân loại trên loài, còn tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức độ cá thể.
Câu 18: Cho các đặc điểm sau:
(1) Hình thành các nhóm phân loại trên loài.
(2) Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
(3) Thời gian lịch sử tương đối ngắn.
(4) Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.
(5) Phải nghiên cứu gián tiếp.
Có bao nhiêu đặc điểm nói về quá trình tiến hóa nhỏ?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 19: mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
C. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
D. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
Câu 20: Theo quan niệm của Lamarck, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do
A. sự xuất hiện các đột biến cổ dài.
B. sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên.
C. sự chọn lọc các đột biến cổ dài.
D. hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao.
Câu 21: Hạn chế trong học thuyết của Đacuyn là:
A. chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
B. chưa giải thích được tính thích nghi của sinh vật.
C. chưa giải thích được nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng biến dị và di truyền.
D. chưa giải thích được tính đa dạng phong phú của sinh vật.
Câu 22: Theo Darwin, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. thường biến. B. biến dị cá thể. C. đột biến. D. biến dị tổ hợp.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(1) Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Giao phối không ngẫu nhiên cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi từ từ tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.
(5) Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Số phát biểu đúng là?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 24: Xét một quần thể trong tự nhiên, Ở thế hệ xuất phát quần thể có tần số tương đối của các alen là 0,5A : 0,5a.
Sau đó đột ngột biến thành 0,7A : 0,3a. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên là?
A. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi tần số alen từ a thành A.
B. Quần thể chuyển từ nội phối sang ngẫu phối.
C. Xảy ra hiện tượng di - nhập cư của một nhóm cá thể ở quần thể này sang quần thể mới.
D. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
Câu 25: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Câu 26: Cho các nhân tố sau:
(1) Biến động di truyền. (2) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gene của quần thể là:
A. (2), (4). B. (1), (4). C. (1), (3). D. (1), (2)
Câu 27: Cho các nhân tố sau :
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di – nhập gene.
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số allele vừa làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể là:
A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (4), (5). C. (2), (4), (5), (6). D. (1), (4), (5), (6).
Câu 28: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Tốc độ sinh sản ở mỗi loài.
B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gene đột biến ở mỗi loài.
C. Áp lực của CLTN.
Câu 29: Các nhân tố chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ là:
A. đột biến, giao phối và các yếu tố ngẫu nhiên.
B. đột biến, giao phối và CLTN.
C. đột biến, giao phối và di nhập gene.
D. đột biến, di nhập gene và CLTN.
Câu 30: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó ra khỏi quần thể cho dù allele đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi thành phần kiển gene của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể rất chậm. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gene là:
A.(1) và (4) B.(2) và (5) C. (1) và (3) D.(3) và (4)
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
D |
D |
C |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
B |
C |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
B |
B |
A |
B |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
C |
B |
D |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
B |
B |
C |
B |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
C |
D |
A |
B |
B |
soanvan.me