Đề bài

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về nhiễm sắc thể ở sinh vật có nhân thực?

     A. Mỗi loài sinh vật bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc gen.

     B. Mọi tế bào trong 1 cơ thể đa bào có số lượng nhiễm sắc thể như nhau.

     C. Hình thái, cấu trúc đặc trưng của mỗi nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.

     D. Hình thái, cấu trúc các nhiễm sắc thể biến đổi qua các kỳ của phân bào.

Câu 2: Điều nào sau đây là sai?

    A. Không phải tất cả các gen ở sinh vật nhân sơ là không phân mảnh.

    B. Các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục gọi là gen phân mảnh

    C. Trong vùng mã hóa của gen phân mảnh, các đoạn mã hóa axit amin xen kẽ các các đoạn không mã hóa axit amin 

    D. Trong vùng mã hóa của gen không phân mảnh, các đoạn mã hóa axit amin xen kẽ các các đoạn không mã hóa axit amin 

Câu 3: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.

D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.

Câu 4: Một gen của Vi khuẩn dài 510(nm), mạch 1 có A1: T1: G1: X1 = 1:2:3:4. Gen phiên mã tạo ra một mARN có  ri bô nucleotit loại A là 150. Số ri bô nucleotit loại G môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là

 A. 900.                            B. 450.

C. 600.                             D. 1200.

Câu 5: Cho các dữ kiện sau: 1- enzim ligaza nối các đoạn exon; 2- mạch gốc của gen làm nhiệm vụ phiên mã; 3- enzim rectrictaza cắt các đoạn intron ra khỏi exon; 4- ARN polimeraza lắp ráp nucleotit bổ sung vào đầu 3’-OH ở mạch gốc của gen; 5- ARN tổng hợp được đến đâu thì hai mạch của gen đóng xoắn lại đến đó. Số dữ kiện xảy ra trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ là    

A. 5.                                          B. 4.

 C. 3.                                         D. 2.

Câu 6: Ba gen chứa N15 cùng nhân đôi một số lần như nhau trong môi trường chứa N14 tạo ra 90 chuỗi polinucleotit hoàn toàn mới. Số lần nhân đôi của mỗi gen là     

A. 4.                                           B. 6.

C. 7.                                          D. 5.

Câu 7: Cho các dữ kiện: 1- Enzim đặc hiệu cắt axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipéptít vừa tổng hợp; 2- Riboxom tách thành 2 tiểu thể bé và lớn rời khỏi mARN; 3- chuỗi polipeptit hình thành bậc cấu trúc không gian của protein; 4- Riboxom trượt gặp bộ ba kết thúc trên mARN thì dừng lại. Trình tự đúng trong diễn biến của giai đoạn kết thúc phiên mã là

A. 4-1-3-2.                          B. 4-2-3-1.

 C. 4-2-1-3.                         D. 4-3-1-2.

Câu 8: Nhận định nào sau đây về cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở Lăc Operon là đúng?

A. Khi môi trường không có Lăc tô zơ thì các gen cấu trúc Z, Y, A được phiên mã.

B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra một phân tử mARN chung.

C. Khi gen cấu trúc A bị đột biến thì gen Z và gen Y không được phiên mã.

D. Gen điều hòa có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển hoạt động của Lăc Operon.

Câu 9: Quá trình phiên mã của gen trên NST ở sinh vật nhân thực diễn ra ở

A. vùng nhân.

B. không bào.

C. tế bào chất.

D. nhân tế bào.

Câu 10: Nhận định nào sau đây về NST giới tính là đúng?

A. Cặp NST giới tính chỉ chứa gen quy định tính trạng giới tính.

B. Tính trạng do gen ở NST Y không có alen ở X thì di truyền theo dòng mẹ.

C. Ở động vật có vú, ruồi giấm, cặp NST giới tính ở giới cái XX, giới đực là XY.

D. Vùng tương đồng của cặp NST giới tính chứa gen không alen.

Câu 11: Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là

A. được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ.

B. trong mỗi một phân tử đều có mối liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị.

C. đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay bằng Uraxin của ARN).

D. tồn tại trong suốt thế hệ tế bào.

Câu 12: Điểm sai khác giữa quá trình tái bản và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn

A. có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.

B. diễn ra vào kì trung gian của quá trình phân bào.

C. mạch pôlinuclêôtit mới được tổng hợp kéo dài theo chiều 5' - 3'.

D. thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

Câu 13: Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật gồm 1.Điều hòa phiên mã. 2. Điều hòa dịch mã. 3. Điều hòa sau dịch mã. 4.Điều hòa qua Operon. 5. Điều hòa ở từng gen. Điều hòa gen ở sinh vật nhân sơ là

A. 1,2,3                               B. 1,4

C. 1,2,3,4                            D. 1,5

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tARN?

A. tARN đóng vai trò như “một người phiên dịch”

B. Mỗi loại tARN có một bộ ba đối mã đặc hiệu.

C. Đầu 5/ của tARN là nơi liên kết với axit amin mà nó vận chuyển.

D. tARN có kích thước ngắn và có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 15: Đặc điểm khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là

A. có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.

B. phiên mã dựa trên mạch gốc của gen.

C. sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron nối các đoạn exon.

D. diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 16: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau:

    (1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.

    (2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.

    (3) Có độ dài và số lượng các loại nuclêôtit bằng nhau.

    (4) Có cấu trúc mạch kép thẳng.

    (5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

Nhận xét đúng là

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (2), (4), (5).

D. (3), (4), (5).

Câu 17: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, sự kiện nào chỉ diễn ra khi môi trường có đường lactôzơ?

A. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế.

B. Prôtêin ức chế liên kết với đường lactôzơ.

C. Các gen cấu trúc Z, Y, A  không được phiên mã.

D. Enzim ARN pôlimeraza không liên kết với vùng khởi động.

Câu 18: Quá trình dịch mã dừng lại

A. khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã sao.

B. khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.

C. khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN.

D. khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây là không đúng?

A. Khi dịch mã ngừng lại, một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi polipeptit.

B. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang aa mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.

C. Trong dịch mã ở tế bào nhân sơ, tARN mang aa mở đầu là foocmin mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.

D. Khi dịch mã ngừng lại, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để tiếp tục dịch mã.

Câu 20: Xác định vị trí xảy ra các cơ chế di truyền của gen nhân ở cấp độ phân tử ở tế bào nhân thực, kết luận nào sau đây là sai?

A. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.

B. Quá trình dịch mã diễn ra trong nhân tế bào.

C. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào.

D. Quá trình tạo mARN trưởng thành diễn ra ở tế bào chất.

Câu 21: Một gen khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 7800 liên kết hiđrô, trong đó số liên kết hiđrô giữa các cặp G-X nhiều hơn số liên kết trong các cặp A-T là 3000. Chiều dài của gen là

A. 3000 A0.                    B. 5100 A0.

C. 3100 A0.                    D. 2550 A0.

Câu 22: Điều khẳng định nào dưới đây về Opêron là đúng ?

A. Opêron là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau qui định các prôtêin có chức năng liên quan đến nhau.

B. Các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa gọi là một opêron

C. Opêron là một nhóm gen cấu trúc kết hợp với một gen điều hòa có nhiệm vụ điều hòa phiên mã của cả nhóm gen cấu trúc cùng một lúc.

D. Opêron là một nhóm gen cấu trúc được phiên mã cùng một lúc thành một phân tử mARN.

Câu 23: Điều hòa hoạt động gen ở cấp độ sau dịch mã là

A. làm biến đổi prôtêin được tổng hợp để thực hiện chức năng nhất định. 

B. làm bất hoạt phân tử prôtêin.

C. điều hòa thời gian tồn tại của mARN.

D. biến đổi lượng mARN được tạo ra.

Câu 24: Điều nào sau đây là không đúng với các chuỗi pôlypeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực?

A. Đều bắt đầu bằng  axit amin foocmin mêtiônin.

B. Sau khi tổng hợp xong, axit amin ở vị trí mở đầu bị cắt bỏ.

C. Đều bắt đầu bằng  axit amin mêtiônin.

D. Đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào.

Câu 25: Mã di truyền không có đặc tính nào sau đây?

A. Tính thoái hóa.

B. Tính đặc trưng.

C. Tính đặc hiệu.

D. Tính phổ biến.

Câu 26: Chiều dài của một gen bằng bao nhiêu A0 để mã hóa một chuỗi pôlypeptit hoàn chỉnh có 300 axitamin?  

 A. 3070,2A0.                       B. 3060 A0 .

 C. 3080,4A0.                       D. 3000 A0 .

Câu 27 : Loại axit amin đươc mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất là

A. Mêtiônin và Triptôphan.

B. Mêtiônin và Alanin.

C. Mêtiônin và Lơxin.        

D. Mêtiônin và Valin

Câu 28: Trong tế bào nhân thực, thứ tự sắp xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến phức tạp của nhiễm sắc thể là

A. nuclêôxôm→ sợi nhiễm sắc →sợi cơ bản→crômatit.

B. nuclêôxôm→ sợi cơ bản→crômatit→ sợi nhiễm sắc.

C. nuclêôxôm→ sợi cơ bản→sợi nhiễm sắc→crômatit.

D. nuclêôxôm→ crômatit →sợi nhiễm sắc→ sợi cơ bản.

Câu 29: Xét hai tế bào sinh dục sơ khai A và B của cùng một loài, trong đó A là tế bào sinh dục đực, B là tế bào sinh dục cái. Cả hai tế bào này đều trải qua vùng sinh sản, vùng sinh trưởng và vùng chín. Biết tại vùng sinh sản tổng số lần nguyên phân của tế bào A và B là 9 lần, số giao tử tạo ra do tế bào A gấp 8 lần số giao tử do tế bào B tạo ra biết hiệu suất thụ tinh của giao tử đực là 6,25% và có 50% số hợp tử tạo thành phát triển thành cá thể con. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào và số cá thể con sinh ra là:

A. Tế bào A nguyên phân 5 lần, tế bào B nguyên phân 4 lần, có 4 cá thể con sinh ra.

B. Tế bào A nguyên phân 4 lần, tế bào B nguyên phân 5 lần, có 4 cá thể con sinh ra.

C. Tế bào A nguyên phân 6 lần, tế bào B nguyên phân 3 lần, có 4 cá thể con sinh ra.

D. Tế bào A nguyên phân 5 lần, tế bào B nguyên phân 4 lần, có 8 cá thể con sinh ra.

Câu 30: mARN có trình tự ribônuclêotit là : 5’AUGUAXGGGUAU ....3’ .Mạch bổ sung của gen tổng hợp nên mARN trên có trình tự các nucleotit như sau:

A. 3’AUGUAXGGGUAU ...5’ 

B. 3’ TATGGGXATGTA.... 5’  

C. 5’AUAXXXGUAXAU ....3’

D. 3’AUAXXXGUAXAU .... 5’  

Câu 31: Gen có chiều dài 5100A0 và A đênin chiếm 30%. Kết luận đúng về gen trên:  

A. Gen có 3600 liên kết hyđrô và có 150 chu kỳ xoắn .

B. Gen có 2999 liên kết hóa trị và 108.104 đvC .

C. 300 chu kỳ xoắn và 3600 liên kết hi đrô .

D. 500 bộ ba và có G = X = 900 Nucleotit.

Câu 32: Ở côn trùng có hình thức hô hấp sau:

A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

B.Hô hấp bằng hệ thống ống khí

C.Hô hấp bằng mang

D. Hô hấp bằng phổi.

Câu 33: Nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép là:

A. cá xương, chim, thú

B.chân khớp, lưỡng cư, thú.

C. bạch tuộc, chim, thú. 

D. lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Câu 34: Hệ dẫn truyền tim gồm:

A. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

B.Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

C. tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His .

Câu 35: Phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học gọi là:

A. Hướng trọng lực

B. Hướng hóa

C. Hướng tiếp xúc

D. Hướng nước.

Câu 36: Các kiểu ứng động của cây?
A. Ứng động không sinh trưởng - ứng động để tồn tại.

B. Ứng động sức trương - hoá ứng động.
C. Ứng động sinh trưởng - ứng động để tồn tại.   

D. Ứng động sinh trưởng - ứng động không sinh trưởng.

Câu 37: Hô hấp ở động vật là:

A. quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

B. là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng.  

C. là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxy hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời giải phóng CO2 ra ngoài.

D. là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình oxy hóa các chất trong tế bào.                         

Câu 38: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. 

B. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.

C. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.

D. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

Câu 39: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?

A. Phổi của động vật có vú.

B. Phổi và da của ếch nhái.     

C. Phổi của bò sát.

D. Da của giun đất.

Câu 40: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:

A. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. 

B. Tim có nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện.                    

C. Hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất bó His và mạng Puôckin.

D. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.

Lời giải chi tiết

1.B 11.A 21.B 31.A
2.D 12.D 22.B 32.B
3.D 13.B 23.A 33.D
4.B 14.C 24.B 34.A
5.C 15.C 25.C 35.B
6.A 16.C 26.C 36.D
7.C 17.B 27.A 37.C
8.B 18.C 28.C 38.B
9.D 19.D 29.A 39.A
10.C 20.B 30 40.D

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại Tuyensinh247.com

soanvan.me