Đề bài
Câu 1: Thuyết tiến hóa tổng hợp được hình thành vào
A. đầu thế kỉ XX. B. trong thập niên 30 của thế kỉ XX.
C. trong thập niên 40 của thế kỉ XX. D. trong thập niên 70 của thế kỉ XX.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không thuộc nội dung của học thuyết Darwin ?
A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
C. Chọn lọc nhân tạo bao gồm hai mặt song song, vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
D. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.
Câu 3: Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền là nhược điểm của
A. Lamarck. B. Darwin.
C. Lamarck và Darwin. D. Thuyết tiến hoá tổng hợp.
Câu 4: Theo Lamarck, sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật là do
A. ngoại cảnh thay đổi nên sinh vật phát sinh đột biến.
B. sự tác động của các nhân tố: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi kịp thời để thích nghi, do đó không có dạng nào bị đào thải.
D. quá trình tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
Câu 5: Darwin giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá là do
A. quần thể sâu ăn lá xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
B. quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gene và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau.
C. sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục.
D. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy những cá thể mang biến dị màu xanh lục.
Câu 6: Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm
A. đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. biến dị cá thể. D. đột biến trung tính
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Darwin?
A. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
C. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
D. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
Câu 8: Theo Darwin, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi với môi trường
B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường
C. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gene quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản
Câu 9: : Theo quan niệm của Lamarck, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do
A. sự xuất hiện các đột biến cổ dài.
B. sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên.
C. sự chọn lọc các đột biến cổ dài.
D. hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao.
Câu 10: Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là
A. tạo nên nòi mới. B. tạo nên thứ mới. C. tạo nên loài mới. D. tạo nên giống mới.
Câu 11: Mặt tồn tại trong thuyết tiến hoá của Darwin là
A. chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
B. chưa giải thích được tính thích nghi của sinh vật.
C. chưa giải thích được nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng biến dị và di truyền.
D. chưa giải thích được tính đa dạng phong phú của sinh vật.
Câu 12: Theo Darwin, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. sự phân hóa khả năng biến dị của các cá thể trong loài.
B. sự phân hóa khả năng sinh sản giữa các cá thể trong loài.
C. sự phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.
D. sự phân hóa khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể trong quần thể
Câu 13: Hiện tượng từ dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng mới khác nhau và khác với tổ tiên ban đầu gọi là
A. phát sinh tính trạng. B. phân li tính trạng.
C. chuyển hóa tính trạng. D. biến đổi tính trạng.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của Lamac về tiến hóa?
A. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách li sinh sản và khả năng phát sinh các đột biến.
C. Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gene của quần thể theo hướng thích nghi.
D. Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu.
Câu 15: Theo Darwin, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. thường biến. B. biến dị cá thể. C. đột biến. D. biến dị tổ hợp.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | D | A | C | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | B | D | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | C | B | D | D |
soanvan.me