Đề bài

Câu 1: Cho các phản xạ sau:

1. Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại.

2. Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra.

3. Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ

4. Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởi gai ốc

5. Gà con mới nở đi theo mẹ kiếm ăn.

6. Sáo, vẹt biết bắt chước tiếng người.

Có bao nhiêu phản xạ là phản xạ không điều kiện?

A.2.                                               B.3.

C.4.                                               D. 5.

Câu 2: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua nhiều thế hệ có đặc điểm?

A. Đa dạng và phong phú về kiểu gen.

B. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

C. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp.

D. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp.

Câu 3: Cho các nhận định về quy luật di truyền Menđen như sau:

(1) Menđen giải thích các quy luật di truyền dựa vào sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.

(2) Quy luật di truyền của Menđen vẫn đúng trong trường hợp nhiều gen quy định một tính trạng.

(3) Quy luật di truyền của Menđenchỉ nghiệm đúng trong trường hợp một gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.

(4) Trong phép lai một cặp tính trạng, Menđen kiểm chứng lại giả thuyết của mình bằng cách cho F2 tự thụ phấn.

(5) Theo Menđen, cơ thể thuần chủng là cơ thể chỉ mang 2 nhân tố di truyền giống nhau.

(6) Quy luật phân li của Menđen là phân li nhân tố di truyền đồng đều vào giao tử.

(7) Quy luật phân li độc lập của Menđen là sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác.

Số nhận định sai là:

A.2.                                               B.3.

C.5.                                               D.4.

Câu 4: Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:

(1) Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín.

(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu sang hồng

(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá.

(4) So sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian.

Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là

A. (1) → (2) → (3) → (4).

B. (2) → (3) → (1)→ (4).

C. (3) → (2) → (1) → (4)

D. (3) → (1) → (2) → (4).

Câu 5: Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.

(3) đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau

(4) đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống

(5) tác nhân gây đột biến tác động vào pha S của chu kỳ tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao hơn so với lúc tác động vào pha G2

A. 1                                               B. 2

C. 3                                               D. 4

Câu 6: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

A. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.

B. sự tổ hợp các alen trong quá trình thụ tinh

C. sự phân li độc lập của các tính trạng.

D. Sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân.

Câu 7: Mỗi chu kì tim hoạt động theo trình tự:

A. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất →pha dãn chung.

B. Pha co tâm nhĩ → pha dãn chung → pha co tâm thất,

C. Pha co tâm thất →pha dãn chung →pha co tâm nhĩ.

D. Pha co tâm thất → pha co tâm nhì → pha dãn chung.

Câu 8: ở một quần thể ngẫu phối đang cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A, a). Cho tần số tương đối của alen A = 0,38 ; a = 0,62 . Cho biết A quy định hoa đỏ và a quy định hoa trắng. Tỉ lệ kiểuhình hoa đỏ và hoa trắng là với điều kiện quần thể cân bằng

A. 46.71% hoa trắng, 53.29% hoa đỏ

B. 46.71% hoa đỏ , 53.29% hoa trắng

C. 38,44% hoa đỏ ,61,56% hoa trắng

D. 61,56% hoa đỏ , 38,44% hoa trắng

Câu 9: Những động vật nào sau đây thuộc kiểu phát triển không qua biến thái?

A. Châu chấu, ếch, muồi.

B.Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

C. Cánh cam, bọ rùa. bướm, ruồi.

D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

Câu 10: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa xét các phát biểu sau:

(1) Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li là cơ quan tương đồng.

(2) Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải phẫu học so sánh, địa lí sinh vật học, tế bào học, sinh học phân tử.

(3) Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất giữa các loài.

(4) Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các thời gian địa chất.

Số phát biểu đúng là:

A.1                                                B. 3

C. 4                                               D. 2

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa sáng?

A. Mọc nơi quang đãng hoặc tầng trên của tán rừng.

B. Phiến lá dày, mô giậu phát triển.

C.Phiến lá dày, ít hoặc không có mô giậu.

D.Lá xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia sáng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 12: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?

A. Chiếu sáng từ một hướng.

B. Chiếu sáng từ hai hướng.

C. Chiếu sáng từ nhiều hướng.

D. Chiếu sáng từ ba hướng.

Câu 13: Sinh sản bào tử có ở thực vật nào?

A.Rêu.                               B. Thông.

C. Phong lan.                     D. Gừng.

Câu 14: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?

A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

B. Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong quá trình phân bào.

C. Phản ánh mức độ tiến hóa của loài sinh vật bằng số lượng NST đơn trong nhân tế bào

D. Tham gia quá trình điều hòa hoạt động của gen thông qua các mức cuộn xoắn của NST

Câu 15: Khi nói về di truyền cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. ADN làm khuôn để tổng hợp ADN và ARN.

B. Chỉ có ADN mới có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân còn ARN thì không,

C. ARN là vật chất di truyền chủ yếu của sinh vật nhân sơ.

D. trong tái bản ADN, enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’

Câu 16: Ở gà, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaXBY giảm phân bình thường hình thành giao tử. Xét các phát biểu sau đây:

(1) Sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

(2) Sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

(3) Loại giao tử AY chiếm tỉ lệ 25%.

(4) Sinh ra giao tử mang NST Y với tỉ lệ 50%.

(5) Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB thì giao tử này theo lí thuyết chiếm 100%

Sô phát biểu đúng là

A. 1.                                              B. 2 .

C.3.                                               D. 4.

Câu 17: Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là

A.làm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau các cá thể chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống đám bảo sựtồn tại của quần thể.

B. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo sự tồn tại của những cá thể khỏe mạnh nhất.

C. giúp các cá thể trong quần thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, duy trì mật độ quần thể thích hợp.

Câu 18: Quan sát tế bào sinh dưỡng của một người bị bệnh thấy có nhiễm sắc thể thứ 21 ngắn hơn nhiễm sắc thể 21 của người bình thường. Người đó có thể bị

A. hội chứng Patau.

B. bệnh bạch tạng.

C. ung thư máu.

D. hội chứng Đao.

Câu 19: Biện pháp nào không sử dụng được để điều khiển số con ở động vật?

A. Dùng chất kích thích tổng hợp.

B. Tính ngày trứng rụng.

C. Thay đổi các yếu tố môi trường.

D. Nuôi cấy phôi và thụ tinh nhân tạo.

Câu 20: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đâykhông đúng?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa

B. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.

C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền cùa quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thề) dẫn đến sự hình thành loài mới.

D. Sự biến đồi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thi loài mới xuất hiện.

Câu 21: ADN của tinh tinh mức độ giống với ADN của người là 97,6%. Giải thích nào sau đây là hợp lí nhất ?

A.Người có nguồn gốc từ vượn người và trực tiếp là từ tinh tinh.

B.Người và tinh tinh là hai nhánh xuất phát từ một tổ tiên chung,

C. Người và tinh tinh tiến hóa theo hướng đồng quy.

D. Người và tinh tinh không có quan hệ họ hàng nguồn gốc.

Câu 22: Vì sao lại sử dụng hạt đang nảy mầm trong thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2?

A. Hạt đang nảy mầm hô hấp sử dụng O2

B. Hạt đang nảy mầm trao đổi chất mạnh

C. Hạt đang nảy mầm xảy ra quá trình quang hợp mạnh

D. Hạt đang nảy mầm xảy ra quá trình hô hấp mạnh thải CO2

Câu 23: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong 2 alen của một genquy định.

 

(1) Bệnh được quy định bởi gen lặn trên NST X.

(2) xác suất để cá thể 6,7 mang kiểu gen AA = 2/3 và Aa=1/3.

(3) Cá thể số 15,16 đều cho tỉ lệ giao tử A=1/2, a=1/2.

(4) Xác suất sinh đầu lòng bị bệnh của cặp vơ chồng số 16,17  là 1/6

(5) Có thể xác định chắc chắn kiểu gen của 10 người trong phả hệ trên.

A.2                                                B. 4

C.1                                                D. 3

Câu 24. Trong trường hợp mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn không có hiện tượng hoán vị gen, cho cơ thể có kiểu gen \(\dfrac{{ABD}}{{abd}}\)tự thụ phấn, thì ở đời con có số kiểu gen và kiểu hình là:

A. 6 kiểu gen; 2 kiểu hình.

B. 27 kiểu gen; 8 kiểu hình.

C. 3 kiểu gen; 3 kiểu hình.

D. 3 kiểu gen; 2 kiểu hình.

Câu 25. Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Hổ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

(2) Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.

(3) Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng.

(4) Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

(5) Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.

A.5                                                B.4

C. 2                                               D. 3

Câu 26:Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai P thuần chủng thân cao, hoa đỏ đậm và thân thấp hoa trắng, ở F1 100% thân cao, đỏ nhạt. Cho F1 giao phấn với nhau, ở F2 có 101 thân cao, hoa đỏ đậm : 399 thân cao, hoa đỏ vừa :502 thân cao, hoa đỏ nhạt: 202 thân cao, hoa hồng : 99 thân thấp, hoa đỏ nhạt : 198 thân thấp, hoa hồng : 103thân thấp, hoa trắng. Diễn biến quá trình phát sinh giao tử đực và cái giống nhau.

Cho các nhận định dưới đây về phép lai kể trên:

(1) Tính trạng màu sắc hoa do các locus tương tác theo kiểu cộng gộp chiphối.

(2) Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái ở F1 không xảy ra hiện tượng hoán vị gen.

(3) Cây có kiểu hình thân thấp, hoa hồng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con thu được về mặt lý thuyết 50% cây thân thấp, hoa trắng.

(4) Cây thân cao, hoa đỏ vừa ở F2 có 2 kiểu gen khác nhau.

Số nhận định không đúng là:

A. 3                                               B. 1

C. 2                                               D. 4

Câu 27: Trong; các phát biểu sau về quần xã, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Quần xã là tập hợp gồm nhiều cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh.

(2) Môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.

(3) Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã nhất định nào đó.

(4) Sự phân tầng giúp sinh vật tận dụng tốt nguồn sống và giảm sự cạnh tranh giữa các loài.

A. 1                                               B. 2

C. 3                                               D. 4

Câu 28: Ở một loài động vật, thực hiện phép lai giữa cá thể mắt đỏ thuần chủng với cơ thể mắt trắng. F1 thu được 100% cá thể mắt đỏ. Tiếp tục cho con cái F1 lai phân tích với cá thể đực mắt trắng, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Phép lai nào sau đây thỏa mãn kết quả trên ?

A. P: ♂AAXBXB×♀aaXbY.

B.P: ♂XAXA×♀XAY

C. P: ♀AAXBXB×♂aaXbY.

D. P: ♀XAXA×♂ XaY.

Câu 29: Khi nói về vai trò của cách li địa lí, trong các phát biểu sau đâỵ, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thểcách li.

(2) Cách li địa lí kéo dài là điều kiện cần thiết để dẫn đến cách li sinh sản.

(3) Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra nhanh hơn.

(4) Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

A. 3                                               B. 4

C. 1                                               D. 2

Câu 30: Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của người.

(2) Tạo giống dưa hấu 3n không hạt, có hàm lượng đường cao.

(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cành Petunia.

(4) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền vitamin A) trong hạt.

(5) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen

(6) tạo giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người trong sữa

(7) tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua

Các thành tựu được tạo ra tử ứng dụng của công nghệ tế bào là

A. (1), (3), (6).

B. (3), (4), (5)

C. (1), (2), (4), (6), (7).

D. (5), (7)

Câu 31: Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì đường, cách nào dưới đây không nên thực hiện ?

A. Ngăn chặn nguồn dinh dường của sinh vật bậc 1.

B. Thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ.

C. Thả thêm vào đầm một số tôm và cá nhỏ.

D. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ .

Câu 32:Ở 1 loài động vật, xét 1 locut nằm trên NST thường có 2 alen, alen A quy định thực quản bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định thực quản hẹp. Những con thực quản hẹp sau khi sinh ra bị chết yểu. Một quần thể xuất phát (P) có thành phần KG ở giới đực và giới cái như nhau, qua ngẫu phối thu được F1 gồm 2800 con, trong đó có 28 con thực quản hẹp. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo líthuyết, cấu trúc di truyền ở thế hệ (P) là

A. 0, 6 AA: 0.4 Aa

B. 0, 9 AA: 0,1 Aa

C. 0, 7 AA: 0,3 Aa

D. 0, 8 AA: 0,2 Aa

Câu 33: Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí

để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?

A.Cách li sinh thái.

B. Cách li tập tính.

C. Cách li cơ học

D. Cách li không gian.

Câu 34: Một cơ thể cái có kiểu gen AaBbXDeXdE giảm phân tạo giao tử abXde chiếm tỉ lệ 2,25%. Cho cơ thể trên lai với cơ thể có kiểugen AaBbXDE Y, biết rằng quá trình giảm phân ở cơ thể đực và cái diễn ra bình thường, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Trong số nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Tỉ lệ giao tử đực mang tất cả các alen lặn chiếm tỉ lệ 25%.

(2) Cơ thể cái tạo ra giao tử mang ít nhất mang 1 alen trội chiếm tỉ lệ 97,75%.

(3) Đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 54,5%.

(4) Cơ thể cái khi giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cặp NGT giới tính XX với tần số 18%.

A. 2                                               B. 3

C. 4                                               D. 1

Câu 35: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P:\(\dfrac{{AB}}{{ab}}Dd \times \dfrac{{AB}}{{ab}}Dd\)trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 15,5625%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ

A. 46,6875%.

B. 49,5%.

C. 44,25%.

D. 48,0468%.

Câu 36: Cho lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb) phân ly độc lập thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra.các cá thể sinh ra đều có khả năng sống sót và sinh sản bình thường. Số loại kiểu hình

ỞF1 là bao nhiêu trường hợp trong các kết quả dưới đây?

a) 1 loại kiểu hình. b) 3 loại kiểu hình. c) 4 loại kiểu hình

d) 5 loại kiểu hình. e) 6 loại kiểu hình. f) 2 loại kiểu hình

g) 8 loại kiểu hình. h) 7 loại kiểu hình. i) 9 loại kiểu hình

A.6                                                B. 7

C. 5                                               D. 4.

Câu 37: Cho các nhận xét sau:

(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.

(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.

(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.

(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,6°C đến 20°C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.

(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiêp tới đời sống sinh vật.

Có bao nhiêu nhận xét đúng?

A. 1                                               B. 2.

C.3.                                               D. 4.

Câu 38: Một quần thể sinh vật ngẫu phối chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di  truyền như sau:

Thế hệ

Thành phần kiểu gen

AA

Aa

aa

P

0,5

0,3

0,2

F1

0,45

0,25

0,3

F2

0,4

0,2

0,4

F3

0,3

0,15

0,55

F4

0,15

0,1

0,75

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các cặp gen dị hợp và đồng hợp lặn

B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại các kiểu gen dị hợp

C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

D. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tụ nhiên loại bỏ dần

Câu 39: Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định.Ởmột phép laitrongsố các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thìgiao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ

A. 1/100                                        B. 23/100

C. 23/99                                        D. 3/32

Câu 40. Xét các trường hợp sau:

 (1) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả làm giảm

(2) Các cá thể đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới 1số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.

(3) Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau.

(4) Thưc vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể

(5) sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.

Những trường hợp do sự cạnh tranh cùng loài gây ra:

A. (2),(3),(4),(5)

B. (1),(3),(4),(5)

C. (1),(2),(3),(4)

D. (1),(2),(3),(5)

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

B

B

D

C

6

7

8

9

10

D

A

D

D

B

11

12

13

14

15

C

C

A

B

A

16

17

18

19

20

A

A

C

B

B

21

22

23

24

25

B

D

A

D

B

26

27

28

29

30

A

B

A

C

D

31

32

33

34

35

C

D

C

B

A

36

37

38

39

40

A

C

D

C

C

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại Tuyensinh247.com

soanvan.me