Đề bài

Câu 1: Trong mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã 

A. tất cả các loài đều đuợc hưởng lợi.

B. luôn có một loài hưởng lợi và một loài bị hại.

C. Ít nhất có một loài hưởng lợi và không có loài nào bị hại.

D. Có thể có một loài bị hại.

Câu 2: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nguồn sống khan hiếm.

II. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.

IV. Quan hệ cạnh tranh giúp cho số lượng cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp.

V. Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trở nên đối kháng nhau.

A. 2                 B. 4                 C. 3                             D. 1

Câu 3: Quan hệ đối kháng giữa hai loài gồm:
1. Cạnh tranh               3. Ức chế cảm nhiễm
2. Kí sinh                     4. Sinh vật này ăn sinh vật khác
Hãy sắp xếp theo trật tự quan hệ loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau. Trật tự đúng là:

A. 2, 3, 1, 4                 B. 1, 3, 2, 4                 C. 2, 1, 3, 4                 C. 1, 2, 3, 4

Câu 4: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, cho các kết luận như sau:
1. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
2. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
3. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng lên.
4. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Số phát biểu đúng là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 5: Cho các quan hệ sinh thái sau:
1. Dây tơ hồng kí sinh trên cây thân gỗ.
2. Cây dương xỉ sống bám trên cây thân gỗ.
3. Sán lá kí sinh trong gan người.
4. Cây tầm gửi kí sinh trên thây cây chủ.
5. Ve bét kí sinh trên lưng trâu bò.
6. Virut HIV trong cơ thể người bệnh.
Số trường hợp là kí sinh hoàn toàn:

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 6: Trong nghề nuôi cá, để thu hoạch được năng suất tối đa, người ta cần:

A. nuôi nhiều cá trong một chuỗi thức ăn.

B. nuôi nhiều cá với mật độ càng cao càng tốt.

C. nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao.

D. nuôi nhiều loài cá thuộc các tầng nước khác nhau.

Câu 7: Mối quan hệ nửa kí sinh - vật chủ thuộc về cặp sinh vật nào dưới đây?

A. Cỏ dại – lúa                                                            B. Dây tơ hồng - cây nhãn     

C. Tầm gửi - cây hồng xiêm                                        D. Giun đũa - lợn

Câu 8: Chọn đáp án đúng.

A. Mối quan hệ giữa hải quỳ và cua là quan hệ hợp tác.

B. Chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ cộng sinh.

C. Phong lan sống bám trên cây thân gỗ là mối quan hệ kí sinh.

D. Nấm và tảo đơn bào trong địa y là mối quan hệ cộng sinh.

Câu 9: Mức đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào:

A. sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.

B. kích thước cá thể của quần thể sinh vật.

C. mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt.

D. mức độ thay đổi của các nhân tố vô sinh.

Câu 10: Cho các mối quan hệ sau:
1. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
2. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ.
3. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
4. Chim sáo đậu trên lưng trâu.
5. Con kiến và cây kiến
6. Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô.
Những mối quan hệ nào là quan hệ cộng sinh?

A. 1, 3, 5, 6                 B. 1, 2, 3, 4                 C. 1, 4, 6                     D. 2, 3, 5

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?

A. Thành phần loài của quần xã biểu thị qua nhóm các loài ưu thế, loài đặc trưng, số lượng cá thể của mỗi loài.

B. Các loài khác nhau trong quần xã luôn có mối quan hệ đối kháng với nhau.

C. Trong quần xã, các cá thể phân bố theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.

D. Trong quần xã các cá thể được chia thành các nhóm: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

Câu 12: Diễn thế ở một đầm nước nông diễn ra thế nào:

A. Một đầm nước mới xây dựng => trong đầm có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau => đáy đầm bị nông dần có cỏ và cây bụi => vùng đất trũng có các loài thực vật sống => rừng cây bụi và cây gỗ.

B. Một đầm nước mới xây dựng => trong đầm có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau => đáy đầm bị nông dần có các loài thực vật sống => vùng đất trũng có cỏ và cây bụi => rừng cây bụi và cây gỗ.

C. Một đầm nước mới xây dựng => trong đầm có các loài thực vật sống => đáy đầm bị nông dần có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau => vùng đất trũng có cỏ và cây bụi => rừng cây bụi và cây gỗ.

D. Một đầm nước mới xây dựng => trong đầm có các loài thực vật sống => đáy đầm bị nông dần có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau => vùng đất trũng có cỏ và cây bụi => rừng cây bụi và cây gỗ.

Câu 13: Cho các phát biểu sau khi nói về mối quan hệ trong quần xã, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Quan hệ hỗ trợ gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh và hợp tác.

B. Trong mối quan hệ đối kháng có ít nhất một loài được lợi.

C. Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích cho tất cả các loài.

D. Quan hệ đối kháng làm cho các loài đều bị hại.

Câu 14: Mối quan hệ nào sau đây sẽ làm tăng cường lượng đạm cho đất?

A. Quan hệ giữa cây lúa và rong rêu trong ruộng lúa.

B. Quan hệ giữa thực vật với các loài vi khuẩn kí sinh trong quần thể sinh vật.

C. Quan hệ giữa tảo và nấm trong địa y mọc trên đất.

D. Quan hệ giữa cây họ đậu và vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu.

Câu 15: Cho các quá trình sau:
1. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
2. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng.
3. Đổ thuốc sâu, chất độc hóa học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.
4. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.
Số quá trình sẽ không dẫn đến diễn thế sinh thái là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
C B A C C
6 7 8 9 10
D C D B A
11 12 13 14 15
B B A D C

soanvan.me