Đề bài
Câu 1. A qui định hoa tím trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Một quần thể xuất phát P có cấu trúc di truyền là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa nếu cho tự thụ phấn liên tiếp thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ F3 là
A. 20% hoa tím : 80% hoa trắng
B. 56,25% hoa tím : 43,75% hoa trắng
C. 42,5% hoa tím : 57,5% hoa trắng
D. 60% hoa tím : 40% hoa trắng
Câu 2. Xét các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau, từ thế hệ xuất phát P có 100% AaBbDdEe cho tự thụ phấn liên tiếp nhiều thế hệ thì số kiểu dòng thuần sinh ra nhiều nhất là
A. 12 B. 16
C. 8 D. 4
Câu 3. Điều không đúng khi nói về quần thể giao phối là:
A. QT là tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể
B. QT có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
C. QT là một cộng đồng có lịch sử phát triển chung
D. quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
Câu 4. Thế hệ xuất phát của một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,32 AA : 0,36 Aa : 0,32 aa qua giao phối tự do sinh ra thế hệ tiếp theo có cấu trúc di truyền là:
A. 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa
B. 0,64 AA : 0,24 Aa : 0,16 aa
C. 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa
D. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa
Câu 5. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a trên nhiễm sắc thể thường qui định. Trong quần thể người đã cân bằng, tỉ lệ người dị hợp Aa trong số người bình thường là 1%. Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường không có quan hệ huyết thống sinh 1 đứa con bạch tạng là:
A. 0,00125%. B. 0,0025%.
C. 25% D. 12,5%
Câu 6. Một quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là 0,6 AA : 0,4 Aa . Sau một thế hệ ngẫu phối người ta thu được ở đời con 8000 cá thể , tính theo lí thuyết số cá thể đời con có kiểu gen dị hợp tử là:
A. 320 B. 5120
C. 7680 D. 2560
Câu 7. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó:
A. Số lượng cá thể được duy trì và ổn định qua các thế hệ
B. Tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì và ổn định qua các thế hệ
C. Tần số các alen và tần số các kiểu gen được biến đổi qua các thể hệ
D. Tần số các alen và tần số các kiểu gen có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ
Câu 8. Một quần thể xuất phát P có 100% Aa, tự thụ phấn liên tiếp thì cấu trúc di truyền ở F4 là
A. 37,5% AA : 25% Aa : 37,5% aa.
B. 48,4375% AA : 6,25% Aa : 48,4375% aa.
C. 46,875% AA : 6,25% Aa : 46,875% aa.
D. 50% Aa : 25% AA : 25% aa.
Câu 9. Một quần thể của một loài thực vật, xét gen A có 2 alen là A và a; gen B có 3 alen là B1, B2 và B3. Hai gen A và B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này, tần số của A là 0,6; tần số của B1 là 0,2; tần số của B2 là 0,5. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng về di truyền và trong quần thể có 10000 cá thể thì theo lí thuyết, số lượng cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả gen A, B là:
A. 1992 B. 1808
C. 1945 D. 1976
Câu 10. Xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể đang cân bằng về di truyền, A có tần số 0,4; B có tần số 0,5. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp AaBb có trong quần thể là:
A. 0,2 B. 0,24
C. 0,04 D. 0,4
Câu 11. Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét không đúng?
(1) Lai xa kèm đa bội hóa, dung hợp tế bào trần khác loài có thể tạo thể song nhị bội
(2) Để tạo ra giống mới có thể dùng phương pháp nhân bản vô tính, cấy truyền phôi
(3) Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến được áp dụng chủ yếu ở động vật và vi sinh vật
(4) Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật tạo ra cá thể có kiểu gen giống với kiểu gen của sinh vật cho nhân
(5) Nhân giống bằng phương pháp cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, cùng giới tính
A.2 B. 3
C. 4 D. 1
Câu 12: Phương pháp nào sau đây giúp thu được sản lượng cây trồng đạt hiệu quả cao và bền vững nhất?
A. Trồng một giống cây có năng suất cao trong điều kiện tự nhiên.
B. Trồng nhiều giống cây có năng suất khác nhau trong điều kiện tự nhiên.
C. Trồng nhiều giống cây có năng suất khác nhau trong nhà kính.
D. Trồng một giống cây có năng suất cao trong nhà kính.
Câu 13: Cho các loài sinh vật sau:
(1) Chuột bạch mang gen sinh trưởng của chuột cống.
(2) Cà chua có gen gây chín bị bất hoạt.
(3) Cây bông mang gen kháng sâu hại từ vi khuẩn.
(4) Dê sản xuất prôtêin tơ nhện trong sữa.
Các sinh vật chuyển gen là:
A. (2), (3), (4). B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4).
Câu 14: Cho các thành tựu sau:
(1) Cà chua bị bất hoạt chín sớm.
(2) Cây lai Pomato.
(3) Cừu có protein huyết tương người ở trong sữa.
(4) Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia.
(5) Cừu Đôli.
(6) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản suất hoocmôn somatostatin.
(7) Tạo các cây trồng thuần chủng về tất cả các gen bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lý cônxisin.
Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra không phải bằng công nghệ tế bào?
A. 3 B. 5
C. 6 D. 4
Câu 15: Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống.
Loại ứng dụng |
Đặc điểm |
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. |
(a) Tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau. |
(2) Nuôi cấy mô thực vật. |
(b) Tạo sinh vật biến đổi gen. |
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt. |
(c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng. |
(4) Nhân bản vô tính |
(d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen. |
(5) Công nghệ gen |
(e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ. |
Tổ hợp ghép đúng là:
A. 1d, 2a, 3a, 4c, 5b.
B. 1d, 2a, 3a, 4e, 5b.
C. 1d, 2b, 3a, 4c, 5e.
D. 1e, 2a, 3b, 4c, 5a.
Câu 16: Ưu thế lai là hiện tượng con lai:
A. Có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
B. Được tạo ra do chọn lọc cá thể.
C. Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
D. Xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ.
Câu 17:Trong các phương pháp sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật.
1. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
2. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng.
3. Tạo giống nhờ công nghệ gen.
4. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.
5. Gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc.
Số ý đúng là
A. 3. B. 2.
C. 4. D. 1.
Câu 18: Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng khi nói về quá trình tạo giống?
(1) Lai xa kèm đa bội hóa, dung hợp tế bào trần khác loài tạo thể song nhị bội.
(2) Để tạo ra giống mới có thể dùng phương pháp nhân bản vô tính, cấy truyền phôi.
(3) Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến được áp dụng chủ yếu ở động vật và vi sinh vật.
(4) Nhân bản vô tính ở động vật tạo ra cá thể có kiểu hình giống với kiểu hình của cá thể cho nhân.
(5) Nhân giống bằng phương pháp cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, cùng giới tính.
A. 3 B. 2
C. 4 D. 1
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng về các ứng dụng của di truyền học trong chọn giống?
A. Công nghệ nuôi cấy hạt phấn có thể nhanh chóng tạo ra nhiều dòng thuần chủng với mức phản ứng khác nhau.
B. Công nghệ cấy truyền phôi tạo ra hàng loạt cá thể với kiểu gen như nhau và luôn duy trì được năng suất ổn định như thế hệ bố mẹ.
C. Công nghệ nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân chỉ cần sự tham gia của các tế bào sinh dưỡng để tạo ra một cơ thể mới.
D. Công nghệ dung hợp tế bào trần khác loài tạo ra một cơ thể mới có kiểu gen thuần chủng và mang vật chất di truyền của cả hai loài bố mẹ ban đầu.
Câu 20:Trong các phương pháp dưới đây, có bao nhiêu phương pháp tạo ra các giống vật nuôi , cây trồng mang những đặc tính tốt so với giống cũ?
1.Phương pháp gây đột biến
2.Cấy truyền phôi
3.Công nghệ gen
4.Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân
5. lai tế bào sinh dưỡng
6. Nuôi cấy hạt phấn
7. nuôi cấy invitro tạo mô sẹo
8. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị
A.7 B.3
C.4 D.5
Câu 21 Từ một phôi bò có kiểu gen Aabb, bằng quy trình cấy truyền phôi đã tạo ra 10 con bò. Những con bò này có
A. Khả năng giao phối giống nhau
B. Kiểu hình giống nhau
C. Mức phản ứng giống nhau
D. Giới tính giống hoặc khác nhau.
Câu 22: Tìm câu đúng:
A. Cừu Doly giống cừu cho tế bào trứng nhất.
B. Để tạo ra tế bào trần người ta sử dụng vi phẫu hoặc vi tiêm.
C. Nuôi cấy hạt phấn tạo ra giống có sự đa dạng về kiểu gen từ một giống ban đầu.
D. Nhờ nhân bản vô tính đã tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.
Câu 23: Có bao nhiêu phương pháp chọn, tạo giống thường áp dụng cho cả động vật và thực vật ?
(1) Gây đột biến
(2) Tạo giống đa bội
(3) Công nghệ gen
(4) Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh
(5) Nhân bản vô tính
(6) Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
A. 5 B. 4
C. 2 D. 3
Câu 24: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.
B. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
C. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.
D. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.
Câu 25: Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam bội (3n) bằng phương pháp nào sau đây?
A. Đầu tiên tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai với dạng lưỡng bội (2n) để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
B. Xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) lên quá trình giảm phân của giống dâu lưỡng bội (2n) để tạo ra giao tử 2n, sau đó cho giao tử này thụ tinh với giao tử n để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
C. Tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai các giống dâu tứ bội với nhau để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
D. Cho lai giữa các cây dâu lưỡng bội (2n) với nhau tạo ra hợp tử và xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) ở những giai đoạn phân bào đầu tiên của hợp tử để tạo ra các giống dâu tam bội (3n)
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1C | 6D | 11A | 16A | 21C |
2B | 7D | 12D | 17B | 22C |
3A | 8C | 13B | 18A | 23C |
4A | 9D | 14D | 19A | 24B |
5B | 10B | 15A | 20B | 25A |
Câu 1.
Phương pháp:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
\(x+\frac{y(1-1/{{2}^{n}})}{2}AA:\frac{y}{{{2}^{n}}}Aa:z+\frac{y(1-1/{{2}^{n}})}{2}aa\)
Cách giải:
Ở F3: %Aa =$\frac{0,4}{{{2}^{3}}}$ = 0,05
%aa (trắng) =$0,4+\frac{0,4\times \left( 1-1/{{2}^{3}} \right)}{2}$= 0,575 = 57,5%
→ %A- (tím) = 100% - 57,5% = 42,5%
Chọn C.
Câu 2.
Thế hệ ban đầu dị hợp các cặp nên qua các thế hệ tự thụ phấn, mỗi cặp gen sinh ra 2 dòng thuần (đồng hợp trội, đồng hợp lặn)
→ Số dòng thuần tối đa: 24 = 16.
Chọn B.
Câu 3.
Quần thể là 1 tập hợp các cá thể cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, có khả năng sinh sản ra thế hệ sau. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên, có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.
Chọn A.
Câu 4.
Phương pháp:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1
Cách giải:
Tỷ lệ AA = aa→Tần số alen A = a = 0,5
→ Quần thể giao phối thé hệ tiếp theo: AA = aa = 0,52 = 0,25;
Aa = 0,5
Chọn A.
Câu 5.
P: A- × A-
P sinh con bị bạch tang khi đều là Aa.
Xác suất để P đều là Aa: 0,012 = 0,0001.
Khi đó: Aa × Aa → 1/4aa
→ Xác suất vợ chồng bình thường sinh con bạch tạng: 0,0001 × 1/4 = 0,00025 = 0,0025%
Chọn B.
Câu 6.
Phương pháp:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1
Cách giải:
Tần số alen a = 0,4/2 = 0,2→ Tần số alen A = 1 – 0,2 = 0,8.
→ Số cá thể Aa= 2 × 0,2×0,8 × 8000 = 2560.
Chọn D.
Câu 7.
Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó tần số các alen và tần số các kiểu gen có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ (không thay đổi).
Chọn D.
Câu 8.
Ở F4:
Tỷ lệ Aa: 1/24 × 100% = 6,25%.
Tỷ lệ AA = aa =$\frac{100%-6,25%}{2}$ = 46,875%.
Chọn C.
Câu 9.
Phương pháp:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1
Cách giải:
Gen A: AA = 0,62 = 0,36; aa = 0,42 = 0,16.
Gen B: B1B1 = 0,22 = 0,04; B2B2 = 0,52 = 0,25; B3B3 = 0,32 = 0,09
→ Tỷ lệ các kiểu gen đồng hợp: (0,36+0,16) × (0,04 + 0,25 + 0,09) = 0,1976.
→ Số cá thể mang kiểu gen đồng hợp: 10000 × 0,1976 = 1976.
Chọn D.
Câu 10.
Tần số alen a = 1 – 0,4 = 0,6→ Aa = 2 × 0,4 × 0,6 = 0,48.
Tần số alen b = 1 – 0,5 = 0,5→ Bb = 2 × 0,5 × 0,5 = 0,5.
→ Tỷ lệ AaBb = 0,48 × 0,5 = 0,24.
Chọn B.
Câu 11.
Phát biểu không đúng là : (2),(3)
Ý (2) sai vì nhân bản vô tính, cấy truyền phôi không tạo ra giống mới.
Ý (3) sai vì:phương pháp gây đột biến sử dụng phổ biến ở thực vật và vi sinh vật
Chọn A
Câu 12.
Trồng một giống cây có năng suất cao trong nhà kính vì ta có thể điều chỉnh được điều kiện thuận lợi nhất cho giống cây đó.
Chọn D
Câu 13.
Các sinh vật chuyển gen là: (1), (3), (4)
(2) là sinh vật biến đổi gen.
Chọn B
Câu 14.
Các thành tựu không được tạo bằng công nghệ tế bào là: (1), (3),( 4), (6)
Chọn D
Câu 15.
Tổ hợp ghép đúng là: 1d, 2a, 3a, 4c, 5b
Chọn A
Câu 16 .
Ưu thế lai là hiện tượng con lai: có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
Chọn A
Câu 17 .
Các phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật là: (2), (3).
Chọn B.
Câu 18.
Phát biểu đúng là: (1),(4),(5)
Ý (2) sai vì không thể tạo giống mới bằng phương pháp nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
Ý (3) sai vì Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến áp dụng chủ yếu ở thực vật và VSV và chỉ áp dụng được với 1 số động vật bậc thấp.
Chọn A.
Câu 19 .
Phương án phù hợp là A.
Vì nếu cơ thể bố ban đầu dị hợp n cặp gen có thể tạo tối đa 2n dòng thuần chủng khác nhau với mức phản ứng khác nhau.
Chọn A
Câu 20.
Các phương pháp tạo ra giống vật nuôi , cây trồng tạo ra những đặc tính tốt so với giống cũ là : 1,3,8
Cấy truyền phôi, nhân bản vô tính, nuôi cấy mô không tạo ra các đặc tính mới .
Lai tế bào sinh dưỡng : cơ thể phát triển từ tế bào lai mang đặc điểm của cả 2 giống ban đầu, không tạo ra tính trạng mới.
Nuôi cấy hạt phấn tạo ra các dòng thuần về các tính trạng đó.
Chọn B
Câu 21..
Từ một phôi bò có kiểu gen Aabb, bằng quy trình cấy truyền phôi đã tạo ra 10 con bò. Những con bò này có: Mức phản ứng giống nhau vì chúng có kiểu gen giống nhau.
Chọn C
Câu 22.
Phát biểu đúng là: Nuôi cấy hạt phấn tạo ra giống có sự đa dạng về kiểu gen từ một giống ban đầu
Chọn C.
A sai do cừu Doly có kiểu hình giống hệt kiểu hình của cừu cho nhân tế bào.
B sai do người ta dùng vi phẫu hoặc dùng enzym để loại bỏ thành xenlulose của tế bào tạo tế bào trần.
D sai do nhân bản vô tính tạo ra giống mới có kiểu gen và kiểu hình tương tự như ban đầu, dúng để nhân nhanh giống, bảo tồn động vật quý hiếm.
Câu 23 .
Các phương pháp chọn tạo giống áp dụng cho cả động vật và thực vật là : (3),(6)
(1) thường áp dụng ở thực vật và vi sinh vật
Ý (2), (4) thường dùng ở thực vật,
Ý (5) áp dụng ở động vật.
Chọn C
Câu 24 .
Phát biểu đúng là B.
A sai vì, ưu thể lai thể hiện cao nhất ở đời F1 sau đó giảm qua các thế hệ
C sai vì : hai có thể thuần chủng có kiểu gen giống nhau thì chỉ tạo được đời con có kiểu gen giống bố mẹ.
D sai vì : người ta không dùng F1 làm giống.
Chọn B
Câu 25.
Dâu tằm tam bội được tạo từ: giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai giống dâu tứ bội với giống lưỡng bội để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
Chọn A
soanvan.me