Đề bài
Câu 1: cho các phát biểu sau:
1. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
2. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường.
3. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
4. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng đơn giản.
Số phát biểu đúng về quần xã sinh vật là?
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 2: Điều nào sau đây nói về diễn thế sinh thái là không đúng?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường sống.
B. Trong diễn thế: loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, luôn lấn át các loài khác và ngày càng chiếm ưu thế trong quần xã.
C. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi các điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng.
D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, diễn thế thứ sinh xuất hiện ở môi trường đã có quần xã sinh vật từng sống.
Câu 3: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng (3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) => (3) => (2) => (4) => (1) B. (1) => (2) => (3) => (4) => (5)
C. (5) => (3) => (4) => (2) => (1) D. (5) => (2) => (3) => (4) => (1)
Câu 4: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A. (3) và (4). B. (1) và (4). C. (1) và (2). D. (2) và (3).
Câu 5: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?
A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn
B. Tính đa dạng về loài tăng
C. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên
D. Ô sinh thái của mỗi loài người được mở rộng
Câu 6: Trạng thái ổn định lâu dài của một quần xã được gọi là:
A. khống chế sinh học B. giới hạn sinh thái
C. cân bằng quần thể D. cân bằng sinh học
Câu 7: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:
A. biến đổi tiếp diễn B. diễn thế hỗn hợp C. diễn thế thứ sinh D. diễn thế nguyên sinh
Câu 8: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng vì ong cái có tập tính đẻ trứng vào ấu trùng sâu qua máng đẻ. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:
A. cân bằng sinh học B. cân bằng quần thể C. cạnh tranh cùng loài D. khống chế sinh học
Câu 9: Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng:
A. Sản phẩm bài tiết của quần thể này gây ức chế sự phát triển của quần thể khác.
B. Số lượng cá thể của quần thể luôn duy trì ở một mức độ xác định.
C. Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể khác.
D. Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.
Câu 10: Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương là quan hệ:
A. Hợp tác. B. Cộng sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh.
Câu 11: Trong một khu vườn trồng cây có múi có các loài sinh vật với các mối quan hệ sau: loài kiến hôi đưa những con rệp cây lên chồi non nên rệp lấy được nhiều nhựa cây và cung cấp đường cho kiến hôi ăn. Loài kiến đỏ đuôi đuổi loài kiến hôi đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Xét mối quan hệ giữa:
(1) rệp cây và cây có múi.
(2) rệp cây và kiến hôi.
(3) kiến đỏ và kiến hôi.
(4) kiến đỏ và rệp cây.
Tên các quan hệ trên theo thứ tự là:
A. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hợp tác; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.
B. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hỗ trợ; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.
C. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồi.
D. (1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) hỗ trợ; (4) cạnh tranh.
Câu 12: Loài giun dẹp Convolvuta roscofiensis sống trong cát vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều hạ xuống, giun đẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ tảo lục và giun dẹp?
A. Vật ăn thịt – con mồi. B. Hợp tác. C. Cộng sinh. D. Ký sinh.
Câu 13: Xét các nhóm loài thực vật:
(1) Thực vật thân thảo có mô dậu phát triển, biểu bì dày.
(2) Thực vật thân thảo có mô dậu kém phát triển, biểu bì mỏng.
(3) Thực vật thân gỗ có lá dày, mô dậu phát triển, biểu bì dày.
(4) Thực vật thân cây bụi có mô dậu phát triển, biểu bì dày.
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là:
A. 1→ 4 → 3 → 2. B. 1 → 2 → 3 → 4. C. 3 → 4 → 2 → 1. D. 1 → 2 → 4 → 3.
Câu 14: Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài không có lợi cũng không bị hại, bao gồm:
A. Hội sinh và hợp tác. B. Hội sinh và ức chế cảm nhiễm.
C. Ức chế cảm nhiễm và cạnh tranh. D. Hội sinh và cộng sinh.
Câu 15: Cho các khẳng định sau đây, có bao nhiêu khẳng định đúng?
(1) Sự trùng lặp về ổ sinh thái là một trong những nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài với nhau.
(2) Khi ổ sinh thái giao nhau thì có thể xảy ra sự cạnh tranh nhưng cũng có thể không xảy ra cạnh tranh.
(3) Cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến sự phân li ổ sinh thái, thúc đẩy sự hình thành loài mới.
(4) Các loài sống chung với nhau mà không xảy ra cạnh tranh khi chúng có ổ sinh thái khác nhau.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | C | C | D | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | D | D | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | C | A | B | A |
soanvan.me