Đề bài
Câu 1. Giữa gen và tính trạng có quan hệ
A. Một gen quy định một tính trạng
B. Một gen có thể đồng thời quy định nhiều tính trạng
C. Nhiều gen không alen tác động qua lại để cùng chi phối một tính trạng
D. Tất cả đều đúng
Câu 2. Sự tác động của nhiều gen lên một tính trạng sẽ dẫn đến kết quả
A. Làm xuất hiện những tính trạng mới chưa hề có ở bố mẹ
B. Cản trở sự biểu hiện của một tính trạng đã có ở bố mẹ không biểu hiện ở đời hai
C. Tạo ra một dãy biến dị với những biểu hiện khác nhau của cùng một thứ tính trạng
D. Tất cả đều đúng
Câu 3. Tương tác gen là:
A. Trường hợp 2 hay nhiều alen cùng locut chi phối sự biểu hiện của một tính trạng.
B. Trường hợp hai hay nhiều gen khác locut cùng qui định một số tính trạng tương ứng.
C. Trường hợp hai hay nhiều alen khác locut cùng qui định một tính trạng nào đó.
D. Trường hợp một gen qui định nhiều tính trạng.
Câu 4. Tác động bổ trợ (bổ sung) là:
A. Trường hợp gen này có tác dụng kìm hãm không cho gen khác biểu hiện ra kiểu hình
B. Trường hợp 2 hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau
C. Trường hợp 2 hay nhiều gen khác locut tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng
D. Trường hợp 1 gen cùng chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng
Câu 5. Tác động át chế là:
A. Trường hợp gen này có tác dụng kìm hãm không cho gen khác biểu hiện ra kiểu hình
B. Trường hợp 2 hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau
C. Trường hợp 2 hay nhiều gen khác locut tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.
D. Trường hợp 1 gen cùng chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng
Câu 6. Tác động cộng gộp là:
A. Trường hợp gen này có tác dụng kìm hãm không cho gen khác biểu hiện ra kiểu hình
B. Trường hợp 2 hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau
C. Trường hợp 2 hay nhiều gen khác locut tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.
D. Trường hợp 1 gen cùng chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng
Câu 7. Gen đa hiệu là:
A. Trường hợp gen này có tác dụng kìm hãm không cho gen khác biểu hiện ra kiểu hình
B. Trường hợp 2 hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau
C. Trường hợp 2 hay nhiều gen khác locut tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.
D. Trường hợp 1 gen cùng chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng
Câu 8. Trường hợp tương tác nào nói trên làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp.
A. Tác động át chế và tác động cộng gộp
B. Tác động cộng gộp
C. Tác động át chế
D. Tác động bổ sung, tác động át chế và tác động cộng gộp
Câu 9. Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi từ 9 đến 16
Hai gen không alen (Aa, Bb) cùng qui định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, F2 phân li kiểu hình:
1. 9 : 3 : 3 : 1 2. 9 : 6 : 1 3. 1 : 4 : 6 : 4 : 1 4. 13 : 3 5. 9 : 3 : 4 6. 9 : 7 7. 12 : 3 : 1 8. 15 : 1
Câu 9 - 1. Tỉ lệ nào đặc trưng với kiểu tác động bổ trợ?
A. 1, 2, 5, 6 B. 1, 2, 5, 7
C. 1, 2, 6 D. 1, 5, 6
2. Tỉ lệ đặc thù với kiểu tác động át chế là:
A. 1, 4, 7 B. 4, 5, 7
C. 4, 7 D. 3, 4, 7
Câu 9 - 3. Các tỉ lệ của tương tác cộng gộp là:
A. 1, 3 B. 3, 8
C. 3, 5, 8 D. 2, 3, 8
Câu 9 - 4. Kiểu tương tác nào có vai trò của gen A khác gen B?
A. 1, 4, 5, 7 B. 4, 5, 7
C. 1, 4, 5 D. 1, 3, 4, 5, 7
Câu 9 - 5. Kiểu tương tác qui định kiểu hình (A-B-) ≠ (A-bb) = (aaB-) = (aabb) thuộc dạng:
A. 2 B. 6
C. 4 D. 3
Câu 9 - 6. Sự biểu hiện kiểu hình theo cách AABB ≠ AABb = AaBB ≠ AAbb = aaBB = AaBb ≠ Aabb = aaBb ≠ aabb thuộc kiểu:
A. 2 B. 3
C. 4 D. 6
7. Các trường hợp nói trên giống nhau ở:
A. Hai cặp gen không alen cùng qui định 1 tính trạng, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do.
B. F1 đều dị hợp về 2 cặp gen, F2 đều xuất hiện 16 tổ hợp giao tử, có 9 kiểu gen với tỉ lệ (1 : 2 :1)2
C. Đều làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
D. A và B
8. Kết quả tự thụ phấn giữa các cá thể dị hợp 2 cặp gen và kết quả lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen xuất hiện số loại kiểu hình giống nhau trong trường hợp nào?
A. 2, 3, 6, 8
B. 1, 4, 5, 7
C. 1, 3, 5, 7
D. Tất cả các TH trên
Câu 10. Lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây hoa kép, F2 phân li kiểu hình theo số liệu 1080 cây hoa kép : 840 cây hoa đơn.
Tính trạng hình dạng được di truyền theo qui luật:
A. tương tác cộng gộp
B. tương tác bổ trợ
C. tương tác át chế
D. di truyền phân li
Câu 11. Ở một loài, khi lai giữa cây thân cao với cây thân thấp thu được F1 đều có thân cao, F2 xuất hiện tỉ lệ 81,25% cây thân cao : 18,75% cây thân thấp. Đặc điểm di truyền về tính trạng kích thước thân của loài là:
A. tương tác bổ sung
B. tương tác át chế
C. tác động cộng gộp
D. gen đa hiệu
Câu 12. Xét hai cặp gen (Aa, Bb) cùng qui định 1 cặp tính trạng AaBb x AaBb. Tùy từng kiểu tương tác, kết quả phân li kiểu hình của phép lai sẽ là:
A. 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 7 hoặc 9 : 4 : 3
B. 12 : 3 : 1 hoặc 15 : 1
C. 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 10 : 6 hoặc 1 : 4 : 6 : 4 : 1
D. A và B đúng
Câu 13. Biết chỉ xét sự di truyền về một tính trạng. Tỉ lệ phân li kiểu hình 6 : 1 : 1 chỉ đúng với kiểu tương tác:
A. bổ trợ, tỉ lệ 9 : 6 : 1
B. át chế, tỉ lệ 12 : 3 : 1
C. át chế, tỉ lệ 9 : 4 : 3
D. át chế, 13 : 3
Câu 14. Ở ngô tính trạng kích thước thân do 3 cặp alen (A1a1, A2a2, A3a3) qui định. mỗi gen lặn làm cho cây cao thêm 10cm. Chiều cao thấp nhất là 80cm. Cây ngô cao 100cm có kiểu gen có thể là một trong bao nhiêu trường hợp?
A. 1 trong 3 B. 1 trong 6
C. 1 trong 9 D. 1 trong 10
Câu 15. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 xuất hiện tỉ lệ 39 cây quả đỏ, tròn : 13 cây đỏ, dài : 9 cây vàng, tròn : 3 cây vàng, dài. Hình dạng quả do một gen điều khiển. Tính trạng màu sắc được chi phối bởi :
A. Tác động bổ trợ
B. tác động át chế
C. tác động cộng gộp
D. qui luật phân li
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
D |
11 |
B |
2 |
D |
12 |
D |
3 |
C |
13 |
B |
4 |
C |
14 |
B |
5 |
A |
15 |
B |
6 |
B |
|
|
7 |
D |
|
|
8 |
B |
|
|
9 |
|
|
|
10 |
B |
|
Câu 1
Gen là một đoạn AND mã hóa cho 1 sản phẩm xác định
- Sản phẩm của gen đóng vai trò chính cho sự biểu hiện tính trạng => một gen qui định 1 tính trạng
- Sản phẩm của gen tham gia vào sự biểu hiện của nhiều tính trạng => một gen qui định nhiều tính trạng
- Sản phẩm của gen kết hợp cùng với sản phẩm của các gen không alen khác biểu hiện ra tính trạng => nhiều gen không alen tác động qua lại để cùng chi phối một tính trạng
Chọn D
Câu 2
Ví dụ, ta xét trường hợp 2 gen tương tác bổ sungcho sự biểu hiện hình dạng quả
A-B- : dẹt ; A-bb hoặc aaB- tròn ; aabb dài
Sự tác động của nhiều gen lên một tính trạng sẽ dẫn đến kết quả:
- Làm xuất hiện những tính trạng mới chưa hề có ở bố mẹ
P: aaBB tròn x AAbb tròn
F1: AaBb dẹt
- Cản trở sự biểu hiện của một tính trạng đã có ở bố mẹ không biểu hiện ở đời hai
Ví dụ như trên
- Tạo ra một dãy biến dị với những biểu hiện khác nhau của cùng một thứ tính trạng
F1 x F1 : AaBb x AaBb
F2 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Hay 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài
Chọn D
Câu 3
Tương tác gen là trường hợp hai hay nhiều alen khác locut cùng qui định một tính trạng nào đó
Tương tác gen :
- Do nhiều alen tương tác với nhau qui định tính trạng
- Các alen phải khác locut ( ở chương trình phổ thồng, ta chỉ xét đến các alen của các gen nằm trên các NST khác nhau)
Chọn C
Câu 4
Tác động bổ trợ (bổ sung) là trường hợp 2 hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng,khi chúng kết hợp với nhau thì tạo kiểu hình mới khác hẳn với lúc đứng riêng
Chọn C
Câu 5
Tác động át chế là trường hợp gen này có tác dụng kìm hãm không cho gen khác biểu hiện ra kiểu hình
Chọn A
Câu 6
Tác động cộng gộp là trường hợp 2 hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau
Chọn B
Câu 7
Gen đa hiệu là trường hợp 1 gen cùng chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng
Chọn D
Câu 8
Trường hợp làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp là tác động cộng gộp.
Các alen có vai trò như nhau và tác động cộng gộp với nhau nên khi thay đổi một alen lặn bằng alen trội hoặc ngược lại, kiểu hình sẽ bị thay đổi
Chọn B
Câu 9
Câu 9 -1.
Tỉ lệ đặc trưng với kiểu tác động bổ trợ là 1,2,6
Chọn C
Câu 9 -2.
Tỉ lệ đặc thù kiểu tác động át chế là 4,7
Chọn C
Câu 9 -3.
Các tỉ lệ của tương tác cộng gộp là 3,8
Chọn B
Câu 9 -4.
Kiểu tương tác có vai trò của gen A khác gen B là trong các trường hợp 1,4,5,7
Chọn A
Câu 9 -5.
Kiểu tương tác qui định kiểu hình (A-B-) ≠ (A-bb) = (aaB-) = (aabb) thuộc dạng tương tác bổ sung 9:7 ,hai alen A và B tác động bổ trợ lẫn nhau, tạo ra kiểu hình hoàn toàn mới. Tức là dạng số 6
Chọn B.
Câu 9 -6.
Sự biểu hiện kiểu hình theo cách AABB ≠ AABb = AaBB ≠ AAbb = aaBB = AaBb ≠ Aabb = aaBb ≠ aabb thuộc kiểu tương tác cộng gộp. Sự biểu hiện kiểu hình phụ thuộc vào tương quan giữa số alen trội và số alen lặn của kiểu gen. Tức là dạng số 3
Chọn B
Câu 9-7.
Các trường hợp nói trên giống nhau ở
- Hai cặp gen không alen cùng qui định 1 tính trạng, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do
- F1 đều dị hợp về 2 cặp gen, F2 đều xuất hiện 16 tổ hợp giao tử, có 9 kiểu gen với tỉ lệ (1 : 2 :1)2
F1 : AaBb x AaBb
F2 : (1AA : 2Aa : 1aa) x ( 1BB : 2Bb : 1bb)
Chọn D
Câu 9-8
Phép lai 1: P tự thụ: AaBb x AaBb
F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : aabb
Phép lai 2: lai phân tích: AaBb x aabb
F1: AaBb : Aabb : aaBb : aabb
Ta loại trường hợp 3 đi vì tương tác cộng gộp,
F1 ở phép lai 1 xuất hiện 5 loại kiểu hình: AABB ≠ AABb = AaBB ≠ AAbb = aaBB = AaBb ≠ Aabb = aaBb ≠ aabb
F1 ở phép lai 2 chỉ xuất hiện 3 loại kiểu hình: AaBb ≠ Aabb=aaBb ≠ aabb
Vậy loại 3 đáp án A,C,D
Chọn B
Câu 10
F1 : 100% hoa kép
F2: 9 hoa kép : 7 hoa đơn
F2 có tỉ lệ phân li 9/7 là tỉ lệ đặc trưng cho tương tác bổ sung:
A-B- ≠A-bb = aaB- =aabb
Khi có mặt 2 alen A,B thì cây sẽ cho kiểu hình hoa kép còn nếu chỉ có mặt một trong 2 loại hoặc không có thì cây sẽ cho kiểu hình hoa đơn
F1: AaBb
F2: 9A-B- : 3A-bb : 3 aaB- : aabb
Chọn B
Câu 11
P: cao x thấp
F1: 100% cao
F2 : 13 cao : 3 thấp
13: 3 là tỉ lệ đặc trưng của tương tác át chế: khi có alen A trong kiểu gen, nó sẽ át chế sự biểu hiện của alen B,b
A-B- = A-bb = aabb = cao
aaB- = thấp
Chọn B
Câu 12
P : AaBb x AaBb
F1 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Nếu là tương tác bổ sung, KH có thể là 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 7
Nếu là tương tác át chế, KH có thể là 9 : 4 : 3 hoặc 12 : 3 : 1
Nếu là tương tác cộng gộp thì KH có thể là 15 :1
Chọn D
Câu 13
Số tổ hợp đời con là 8=4*2
Như vậy 1 bên P phải cho 4 loại giao tử : AaBb
Một bên P chỉ cho 2 loại giao tử, giả sử đó là Aabb hoặc AaBB
P : AaBb x AaBB
F1 : 3A-B- : aaB-
ð Loại trường hợp này
P : AaBb x Aabb
F1 : 3A-B- : 1aaB- : 3A-bb : 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình là 6 :1 :1 tức là
A-B- = A-bb ≠ aaB- ≠ aabb
Vậy trường hợp này là trường hợp át chế trội, gen A át chế hoàn toàn gen B,b
Vậy tương tác là tương tác 12 :3 :1
Chọn B
Câu 14
Thấp nhất là 80 cm
Mỗi gen lặn làm cho cây cao thêm 10cm
Do đó cây 100cm có 2 gen lặn
Vậy cây cao 100 cm có thể là một trong các trương hợp sau
TH1 : Cơ thể có 1 cặp gen đồng hợp lặn
TH2 : Cơ thể có 2 cặp gen dị hợp = 3 trường hợp
Vậy số các trường hợp có thể xảy ra là 3 + 3 = 6
Chọn B
Câu 15
Có tròn : dài = 3 :1 nên tròn D trội hoàn toàn dài d ; phép lai : Dd x Dd
Đỏ : vàng = 13 :3, có 16 tổ hợp ở đời con nên F1 phải dị hợp về 2 cặp gen phân li độc lập.
F1 : AaBb
F2 : 9A-B- : 3A-bb ; 3aaB- : 1aabb
Mà KH là 13 :3, đây là 1 tỉ lệ quen thuộc trong tương tác át chế
Giả sử A át chế B,b và kiểu gen bb cho cây quả đỏ :
A-B-, A-bb, aabb : đỏ
aaB- : vàng
Vậy tính trạng màu sắc được chi phối bởi tác động át chế
Chọn B
soanvan.me