Đề bài
Câu 1: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến
(2) Giao phối ngẫu nhiên
(3) Giao phối không ngẫu nhiên
(4) Chọn lọc tự nhiên
(5) Di - nhập gen
(6) Các yếu tố ngẫu nhiên
Khi xét ở cấp độ cơ thể, có bao nhiêu nhân tố tiến hóa vô hướng?
A. 5
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 2: Nhân tố tiến hóa cơ bản nhất là:
A. Biến động di truyền B. Sự phân li tính trạng
C. Quá trình đột biến D. Chọn lọc tự nhiên
Câu 3: Vai trò chủ yếu của đột biến đối với tiến hóa là:
A. Làm xuất hiện những dạng mới trong nòi.
B. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
C. Có hại, có lợi hoặc trung tính
D. Đột biến NST có vai trò quan trọng hơn đột biến gene.
Câu 4: Tuy có tần số thấp, nhưng đột biến gene thường xuyên xuất hiện trong quần thể vì:
A. Gene ít có độ bền so với NST.
B. Đột biến gene hay xuất hiện trong cơ chế tái sinh ADN.
C. Số lượng gene trong quần thể quá lớn.
D. Qua nguyên phân thường xuyên xuất hiện đột biến gene.
Câu 5: Những nhân tố tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là:
A. Giao phối và chọn lọc tự nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên và di - nhập gene.
C. Đột biến, chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến và giao phối
Câu 6: Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiến hoá?
A. Đột biến. B. Chọn lọc nhân tạo.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 7: Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Quần thể chỉ tiến hóa khi có các......làm nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên.
A. Biến dị di truyền. B. Đột biến.
C. Biến dị tổ hợp. D. Biến dị không di truyền.
Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi nói về vai trò, tác dụng của quá trình giao phối ngẫu nhiên?
A. Phát tán đột biến trong quần thể, trung hòa tính có hại của đột biến
B. Tạo ra vô số các dạng biến dị tổ hợp
C. Làm thay đổi tần số các allele trong quần thể
D. Tạo ra những tổ hợp gene thích nghi
Câu 9: CLTN tác động như thế nào vào sinh vật?
A. Tác động trực tiếp vào kiểu hình
B. Tác động trực tiếp vào kiểu gene
C. Tác động trực tiếp vào các allele
D. Tác động nhanh với gene lặn và chậm với gene trội.
Câu 10: Tác động đặc trưng của CLTN so với các nhân tố tiến hoá khác là:
A. định hướng cho quá trình tiến hoá nhỏ.
B. làm thay đổi nhanh chóng tần số của các allele theo hướng xác định.
C. tác động phổ biến trong quần thể có số lượng nhỏ.
D. tạo nên những cá thể thích nghi với môi trường.
Câu 11: Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể là:
A. đột biến, CLTN B. các yếu tố ngẫu nhiên.
C. di - nhập gene. D. giao phối không ngẫu nhiên
Câu 12: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số các allele thuộc một gene của cả 2 quần thể là:
A. đột biến. B. di - nhập gene. C. CLTN. D. các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 13: Nhân tố tiến hoá không làm thay đổi tần số allele thuộc một gene của quần thể là:
A. đột biến. B. CLTN. C. di - nhập gene. D. giao phối không ngẫu nhiên
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(1) Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Giao phối không ngẫu nhiên cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi từ từ tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.
(5) Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Số phát biểu đúng là?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 15: Xét một quần thể trong tự nhiên, Ở thế hệ xuất phát quần thể có tần số tương đối của các alen là 0,5A : 0,5a.
Sau đó đột ngột biến thành 0,8A : 0,2a. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên là?
A. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi tần số alen từ a thành A.
B. Quần thể chuyển từ nội phối sang ngẫu phối.
C. Xảy ra hiện tượng di - nhập cư của một nhóm cá thể ở quần thể này sang quần thể mới.
D. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | C | B | C | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | C | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | B | D | B | C |
soanvan.me