Đề bài
Câu 1: Đột biến gen là:
A. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn AND xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
B. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
C. những biến đổi trong cấu trúc của NST xảy ra do mất đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn hoặc chuyển đoạn NST.
D. những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan đến một hoặc một số NST trong bộ NST.
Câu 2: Cho các trường hợp sau:
1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất một cặp nucleotit.
2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.
3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.
4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.
5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin
6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin
Có mấy trường hợp được coi là đột biến gen
A. 1 B. 6
C. 4 D. 2
Câu 3: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hidro trong gen?
A. Thay cặp nucleotit A – T bằng cặp G – X.
B. Thêm một cặp nucleotit.
C. Thay cặp nucleotit A – T bằng cặp T – A.
D. Mất một cặp nucleotit.
Câu 4: Thể đột biến là?
A. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội.
B. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian.
C. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn.
D. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 5: Hóa chất 5BU thường gây đột biến
A. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.
B. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T.
C. Thêm một cặp A – T.
D. Thêm một cặp G – X.
Câu 6 : Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của protein thì đột biến đó :
A. Có hại cho thể đột biến
B. Không có lợi và không có hại cho thể đột biến.
C. Một số có lợi và đa số có hại cho thể đột biến.
D. Có lợi cho thể đột biến.
Câu 7: Một đoạn mạch gốc của gene có trình tự các mã bộ 3 như sau: .......AGG TAX GXX AGX AXT XXX.......... Một đột biến làm thay cặp nu thứ 14 bằng cặp T = A (X thay bằng T) sẽ làm cho:
A. acid amine tương ứng ở bộ 3 này bị thay đổi bởi 1 acid amine khác.
B. quá trình giải mã bị gián đoạn.
C. không làm thay đổi trình tự của các acid amine trong chuỗi polypeptide.
D. quá trình tổng hợp protein sẽ bắt đầu từ bộ 3 này.
Câu 8: Gen B có 390G và có tổng số liên kết hidro là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro. Tính số nucleotit mỗi loại của gen b?
A. A = T = 249; G = X = 391.
B. A = T = 391; G = X = 249
C. A = T = 40; G = X = 250.
D. A = T = 250; G = X = 40.
Câu 9: Một gen dài 4080A0, có số nucleotit loại A bằng 1,5 lần nucleotit loại G. Do đột biến mất đoạn, trong gen còn lại 640 nucleotit loại A và 2240 liên kết hidro. Số nucleotit loại G bị mất đi do đột biến là?
A. 120 B. 160
C. 320 D. 200
Câu 10: Một gen có 1200 nucleotit và 30% Adenin. Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2Ao và kém 7 liên kết hidro. Số nucleotit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 2 lần là:
A. A = T = 1432; G = X = 956
B. A = T = 1080; G = X = 720
C. A = T = 1440; G = X = 960
D. A = T = 1074; G = X = 717.
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
D |
A |
D |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
B |
A |
B |
D |
Câu 1:
Đột biến gen là:những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
Chọn B
Câu 2:
Có 2 trường hợp được coi là đột biến gen: 1, 2
Chọn D
Câu 3:
Thay cặp nucleotit A – T bằng cặp G – X không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hidro trong gen
Chọn A
Câu 4:
Thể đột biến là Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
Chọn D
Câu 5:
Hóa chất 5BU thường gây đột biến Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X
Chọn A
Câu 6 :
Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của protein thì đột biến đó Một số có lợi và đa số có hại cho thể đột biến
Chọn C
Câu 7:
Một đột biến làm thay cặp nu thứ 14 bằng cặp T = A (X thay bằng T) sẽ làm cho: bộ ba AXT -> ATT, codon trên mARN tương ứng là UAA -> Mã kết thúc -> quá trình giải mã bị gián đoạn
Chọn B
Câu 8:
Số nu A gen B là: (1670 - 390x3)/2 = 250 nu
Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro -> đột biến thay thế cặp AT bằng cặp GX
-> Số nu gen b là: A = T = 249; G = X = 391
Chọn A
Câu 9:
Số nu gen = 4080/3,4 x 2 = 2400 nu, A = 1,5G mà A + G = 50%N -> G = 480.
Sau đột biến, số nu G = (2240 - 2x640)/3 = 320 nu. Số nu G mất đi là 160
Chọn B
Câu 10:
Số nu gen ban đầu: A = 360, G = 240
Chiều dài giảm 10,2Ao và kém 7 liên kết hidro -> đột biến mất 2 cặp AT và 1 cặp GX -> Số nu gen đột biến A = 358, G = 239
Số nu mt cung cấp cho gen nhân đôi 2 lần: A = 358 x (2^2 - 1) = 1074, G = 239 x (2^2 - 1) = 717
Chọn D