Đề bài
Câu 1. Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến trong chọn giống
A. thực vật, động vật
B. thực vật, vi sinh vật.
C. động vật, vi sinh vật.
D. tất cả các đối tượng
Câu 2. Sự khác biệt quan trọng trong việc gây đột biến bằng tác nhân vật lí và tác nhân hoá học là:
A. Tác nhân hóa học gây ra đột biến gen mà không gây đột biến NST
B. Tác nhân hóa học gây ra đột biến NST mà không gây đột biến gen
C. Tác nhân hoá học có khả năng gây ra các đột biến có tính chọn lọc cao hơn
D. Tác nhân hóa học có thể sử dụng thuận lợi ở vật nuôi
Câu 3. Cơ chế gây đột biến của các loại tia phóng xạ là
A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc
B. kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống ảnh hưởng đến AND, ARN
C. gây ra rối loạn phân li của các NST trong quá trình phân bào
D. kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống ảnh hưởng đến AND, ARN
Câu 4. Chất 5-brôm uraxin gây đột biến gen chủ yếu ở dạng
A. thay thế cặp A-T thành cặp G-X
B. thay thế cặp T-A thành cặp A-T
C. thay thế cặp G-X thành cặp X-G
D. thay thế cặp G-X thành cặp T-A
Câu 5. Tác nhân gây đột biến nhân tạo có tính định hướng là
A. conxixin B. tia tử ngoại
C. tia phóng xạ D. sốc nhiệt
Câu 6. Khi chiếu tia phóng xạ để gây đột biến nhân tạo sẽ
A. ảnh hưởng trực tiếp đến ADN, ARN
B. ảnh hưởng trực tiếp đến ADN, ARN hoặc gián tiếp thông qua tác động lên các phân tử prôtein
C. ảnh hưởng trực tiếp đến ADN, ARN hoặc gián tiếp thông qua tác động lên các phân tử nước trong tế bào
D. ảnh hưởng gián tiếp đến ADN, ARN thông qua tác động lên các phân tử nước trong tế bào
Câu 7. Để làm tăng nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống, người ta thường sử dụng phương pháp
A. nuôi cấy hạt phấn
B. gây đột biến nhân tạo
C. dung hợp tế bào trần
D. giao phối cận huyết
Câu 8. Các tác nhân hoá học được sử dụng để gây đột biến nhân tạo chỉ gây ra
A. đột biến gen
B. đột biến NST
C. đột biến gen và đột biến số lượng NST
D. đột biến gen và đột biến cấu trúc NST
Câu 9. Tia tử ngoại chỉ được dùng để gây đột biến ở vi sinh vật, bào tử, hạt phấn do
A. có tác dụng gây ion hóa mạnh
B. không gây được đột biến NST
C. không gây được đột biến gen
D. không có khả năng xuyên sâu
Câu 10. Để gây đột biến lên đỉnh sinh trưởng của thân, cành, người ta thường dùng phương pháp
A. chiếu tia tử ngoại
B. sốc nhiệt
C. chiếu tia phóng xạ
D. ngâm hoá chất
Câu 11. Tác nhân có thể gây kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua mô sống là
A. consixin.
B. tia tử ngoại.
C. 5-brôm uraxin.
D. các loại tia phóng xạ.
Câu 12. Hướng tạo thể đa bội được chú trọng nhiều với đối tượng
A. cây trồng thu hoạch chủ yếu về thân và hạt.
B. cây trồng thu hoạch chủ yếu về thân, lá, củ.
C. cây trồng thu hoạch chủ yếu về hoa và hat.
D. động vật bậc thấp và thực vật.
Câu 13. Trong việc gây đột biến nhân tạo ở cây trồng người ta thường chiếu xạ với một cường độ, liều lượng thích hợp lên các cơ quan
A. rễ con, chồi non và bầu nhụy
B. hạt khô, hạt nẫy mầm và điểm sinh trưởng của thân, cành
C. rễ non, bầu nhụy, điểm sinh trưởng và hạt khô
D. hạt khô, hạt đang nẫy mầm, điểm sinh trưởng, hạt phấn và bầu nhụy
Câu 14. Phương pháp chủ yếu để tạo ra các chủng vi sinh vật có năng suất cao về một sản phẩm nào đó là
A. cho giao phối cận huyết để tạo ra các dòng thuần chủng rồi chọn dòng tốt
B. gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân lí hoá kết hợp với chọn lọc
C. lai xa giữa 2 chủng khác nhau để tạo ra chủng mới có ưu thế lai
D. lai khác loài kết hợp đa bội hoá tạo ra thế song nhị bội
Câu 15. Biến dị thường được ứng dụng để tạo ra các giống cây ăn quả không hạt là
A. Đột biến thể đa bội
B. Đột biến gen
C. Đột biến thể lệch bội
D. Biến dị tổ hợp
Câu 16. Cơ chế tác dụng của tia tử ngoại trong gây đột biến nhân tạo là
A. xuyên sâu qua mô sống gây đột biến gen và đột đột biến NST
B. ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua mô sống
C. kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua mô sống
D. kích thích nhưng không gây ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua mô sống
Câu 17. Chất 5-BU gây đột biến thay thế cặp AT bằng cặp GX của một gen thông qua số lần nhân đôi ADN ít nhất là
A. 3 lần B. 2 lần
C. 1 lần D. 4 lần
Câu 18. Cơ chế gây đột biến của conxixin là
A. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc
B. ion hoá các nguyên tử trong tế bào
C. gây rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể
D. kích thích các nguyên tử trong tế bào
Câu 19. Cơ chế gây đột biến của 5-brôm uraxin (5-BU) trên ADN làm biến đổi cặp A-T thành cặp G-X là do:
A. 5-BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống G
B. 5-BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống G
C. 5-BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống X
D. 5-BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống X
Câu 20. Hóa chất thường dùng để gây đột biến qua kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc là
A. Conxisin B. 5-brôm uraxin
C. Etylen D. Acridin.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
B |
11 |
D |
2 |
C |
12 |
B |
3 |
B |
13 |
A |
4 |
A |
14 |
B |
5 |
A |
15 |
A |
6 |
C |
16 |
D |
7 |
B |
17 |
A |
8 |
C |
18 |
A |
9 |
D |
19 |
C |
10 |
C |
20 |
A |
Câu 1
→ Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường được sử dụng phổ biến trong chọn giống ở thực vật và vi sinh vật,ít sử dụng trong chọn giống ở động vật và động vật có cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể,dễ mẫn cảm với tác nhân đột biến,gây chết cơ thể sinh vật
→ Chọn B
Câu 2
→ Tác nhân hóa học có khả năng gây các đột biến có tính chọn lọc cao hơn so với tác nhân vật lí.ví dụ như 5Br-U,cônxisin,…..so với tia tử ngoại,tia phóng xạ và sốc nhiệt
→ Chọn C
Câu 3
→ Tia phóng xạ khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống sẽ gây kích thích và ion hóa các nguyên tử,từ đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến AND và ARN hoặc gián tiếp qua phân tử nước
→ Chọn B.
Câu 4
→ Chọn A
Câu 5
→ Các tác nhân hóa học gây đột biến có tính định hướng cao hơn so với đột biến NST
→ Conxisin tác động vào quá trình phân bào,gây đột biến đa bội hóa,khiến NST nhân đôi nhưng không phân li
→ Tia tử ngoại,tia phóng xạ,sốc nhiệt đều là các tác nhân vật lí,có gây đột biến nhưng có tính định hướng không cao
→ Chọn A
Câu 6
Khi chiếu các xạ vào mô sống chúng kích thích và gây ion hóa các nguyên tử , các phân tử ADN , ARN trong tế bào chịu tác động trực tiếp của các tia của các tia phóng xạ hoặc tác động gián tiếp qua các phân tử nước
→ Chọn C
Câu 7
Gây đột biến nhân tạo làm xuất hiện các alen mới trong quần thể,từ đó được chọn lọc tự nhiên chọn lọc,tích lũy qua các thế hệ → là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống và tiến hóa
→Chọn B
Câu 8
→ Các tác nhân hóa học có thể gây ra đột biến gen và đột biến số lượng NST
→ Đột biến cấu trúc NST thường gây nên do sự tiếp hợp quá chặt của NST ở kì đầu giảm phân I,dẫn đến NST bị đứt gãy,biến dạng
→ Chọn C
Câu 9
Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu vào các tổ chức sống nên chỉ có thể dùng để tác động lên các tổ chức sống đơn giản.không có thành tế bào dày
→ Chọn D
Câu 10
→ Gây đột biến lên đỉnh sinh trưởng của thân,cành người ta thường sử dụng tia phóng xạ do vừa có khả năng đâm xuyên tốt hơn tia tử ngoại lai không gây tổn thương bộ máy di truyền như sốc nhiệt hay ngâm hóa chất
→ Chọn C
Câu 11
→ Khi chiếu các tia phóng xạ vào tế bào sống sẽ gây kích thích và ion hóa các nguyên tử,các phân tử AND và ARN chịu tác động trực tiếp của tia phóng xạ hoặc gián tiếp qua các phân tử nước.tia phóng xạ cũng có thể gây đột biến NST
→ Chọn D
Câu 12
→ Các thể đa bội thường có các cơ quan sinh dưỡng to,phát triển mạnh hơn so với thể lưỡng bội thông thường→ tạo thể đa bội thường được dùng trong sản xuất các loại cây thu hoạch cơ quan sinh dưỡng như thân,lá,củ
→ Chọn B
Câu 13
→ Người ta thường chiếu xạ lên rễ con,chồi non,bầu nhụy,….các cơ quan sinh trưởng còn non.còn để tác động lên hạt khô,hạtđang nảy mầm,….người ta thường sử dụng các dung dịch,tác nhân hóa học
→ Chọn A
Câu 14
→ Đối với vi sinh vật,phương pháp gây đột biến nhân tạo là phương pháp phổ biến và có hiệu quả nhất và có thể biểu hiện ngay ra thành kiểu hình,dễ chọn lọc.và vi sinh vật cũng chưa có hệ thần kih phát triển,ít bị mẫn cảm với tác nhân đột biến
→ Chọn B
Câu 15
→ Các thể đột biến đa bội lẻ thường bất thụ.không có khả năng sinh sản do các NST không tiếp hợp được trong giai đọan đầu của giảm phân → thường được sử dụng trong chọn giống,sản xuất các loại cây ăn quả không hạt nhu dưa hấu không hạt,nho không hạt,…
→ Chọn A
Câu 16
→ Tia tử ngoại không thể tác dụng vào sâu bên trong thành tế bào,không thể gây ion hóa các nguyên tử trong tế bào
→ Chọn D
Câu 17
→ Hóa chất 5-BU gây nên đột biến gen thay đổi một cặp nu.làm biến đổi A-T thành G-X theo sơ đồ A-T → A-5BU→G-5BU→G-X
→ Trải qua ít nhất ba lân nhân đôi mới xuất hiện gen đột biến
→ Chọn A
Câu 18
→ Conxisin tác động vào quá trình phân bào,cản trở hình thành thoi vô sắc,gây đột biến đa bội hóa,khiến NST nhân đôi nhưng không phân li
→ Chọn A
Câu 19
→ 5-BU vừa có khả năng tạo liên kết hidro với A,vừa có khả năng tạo liên kết với G→khi có 5-BU trong tế bào đang ở giai đoạn nhân đôi,thường dẫn đến đột biến gen thay thế một cặp nu,làm biến đổi A-T thành G-X
Do 5-BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống X
→Chọn C
Câu 20
→ Conxisin tác động vào quá trình phân bào,cản trở hình thành thoi vô sắc,gây đột biến đa bội hóa,khiến NST nhân đôi nhưng không phân li
→ Chọn A
soanvan.me